Xe buýt nhanh BRT "chôn chân" trên đường ưu tiên

Có làn đường riêng nhưng vào giờ cao điểm một số tuyến xe buýt Hà Nội vẫn phải chịu cảnh bị cướp đường hay kẹt cứng.

Tuyến xe buýt nhanh BRT có làn đường riêng từ bến xe Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông), hoạt động từ đầu năm 2017 với tổng chiều dài 14,7 km. Nhưng ngay từ những ngày đầu, làn đường riêng của BRT đã bị các phương tiện thường xuyên lấn chiếm.
Tuyến xe buýt nhanh BRT có làn đường riêng từ bến xe Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông), hoạt động từ đầu năm 2017 với tổng chiều dài 14,7 km. Nhưng ngay từ những ngày đầu, làn đường riêng của BRT đã bị các phương tiện thường xuyên lấn chiếm.
Xe buýt
Tình trạng tranh đường của xe BRT diễn ra phổ biến vào tất cả các khung giờ trong ngày.

Theo số liệu trích xuất từ camera của Sở Giao thông Vận tải, trung bình mỗi giờ trên đường Tố Hữu có hơn 700 phương tiện, đường Quang Trung (Hà Đông) có 300 phương tiện đi vào làn đường dành riêng cho BRT, chủ yếu là xe máy (chiếm 85%). 

Xe buýt Giờ cao điểm, xe buýt nhanh bị kẹt cứng trong làn ưu tiên trên đường Tố Hữu. 

Làn đường dành riêng cho phương tiện công cộng này đều có biển chỉ dẫn, vạch sơn. Dọc tuyến xe buýt nhanh còn gắn nhiều biển cảnh báo về mức phạt, ghi rõ căn cứ Nghị định 46/2016/NĐ-CP, các phương tiện đi vào làn của BRT sẽ phạm lỗi “đi không đúng phần đường, làn đường quy định”, mức phạt với ôtô từ 800.000 đến 1.200.000 đồng; xe môtô, xe gắn máy (xe máy điện) bị phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng.Xe buýt Lực lượng cảnh sát giao thông nhiều lần ra quân nhưng tình trạng lấn làn xe BRT vẫn thường xuyên diễn ra.Xe buýt Đường Yên Phụ cũng có làn dành riêng cho xe buýt với tổng chiều dài 1,3km, bắt đầu từ điểm trung chuyển xe buýt Long Biên đến nút giao cắt Thanh Niên - Nghi Tàm - Yên Phụ.

Được đưa vào hoạt động từ tháng 1/2014, đây là tuyến đường dành riêng cho xe buýt thứ hai của Hà Nội sau tuyến Nguyễn Trãi – Cầu Trắng, Hà Đông.Xe buýt Tuyến đường có mức tổng đầu tư 13 tỷ đồng do Vùng IIe de France (Pháp) tài trợ, với kỳ vọng giúp cho xe buýt hoạt động nhanh chóng, tiện lợi hơn.

Sau 5 năm, tuyến đường ưu tiên chỉ còn lại 850m, từ điểm trung chuyển Long Biên đến ngã ba Cửa Bắc - Yên Phụ. Trong đó, một đoạn đường 200m là bãi đỗ xe buýt.Xe buýt Năm 2017 TP Hà Nội xây dựng cầu vượt An Dương – Thanh Niên, 450m đường ưu tiên xe buýt trở thành đường dẫn và một phần cầu vượt.

Dù làn đường hỗn hợp không ùn tắc nhưng nhiều loại phương tiện vẫn đi trên đường ưu tiên xe buýt. Đoạn đường gần Cửa Bắc có dải phân cách, thảm cỏ rộng nên nhiều người dân còn dắt chó đi dạo vào mỗi buổi chiều.Xe buýt Không chỉ có các phương tiện, một số người dân còn đi bộ, tập thể dục trên tuyến đường này.

Bãi trông ôtô của Công ty khai thác điểm đỗ Hà Nội vẫn hoạt động trên vỉa hè dọc tuyến đường. Muốn lên xuống bãi đỗ này, ôtô sẽ phải đi vào làn đường dành riêng cho xe buýt.Xe buýt "Đi trên đường ưu tiên nhưng nhiều lúc vẫn phải phanh gấp, đánh lái để tránh va chạm với xe khác", anh Đạt, một lái xe của Hanoi Bus chia sẻ. Vào giờ cao điểm, đường ưu tiên không khác gì đường hỗn hợp, xe buýt vẫn phải chen chúc cùng xe cá nhân.

Hà Nội dự kiến phân làn riêng cho xe buýt vào 2020, trên các tuyến Nguyễn Trãi - Trần Phú (đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Trắng - Hà Đông dài 5 km); Pháp Vân - Giải Phóng - Đại Cồ Việt 4,7 km; tuyến Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự 5,9 km; tuyến Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Linh Đàm 9,6 km.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.