Văn Nhân, Phú Xuyên (Hà Nội): Gần 10 năm âm thầm thu phí thủy lợi

GD&TĐ - Mặc dù Nhà nước đã miễn thuế thủy lợi nội đồng cho người dân từ năm 2008, Hà Nội cũng áp dụng chính sách này hòng giảm chi phí sản xuất nông nghiệp cho người dân, nhưng người dân xã Văn Nhân, huyện Phú Xuyên vẫn nai lưng nộp tiền gần 10 năm nay.

Các cựu chiến binh trong thôn Nhân Vực phản ánh với phóng viên Báo Giáo dục và Thời đại
Các cựu chiến binh trong thôn Nhân Vực phản ánh với phóng viên Báo Giáo dục và Thời đại

Bỏ quên chính sách?

Phản ánh với Báo GD&TĐ, ông Lê Hồng Điều, trú thôn Nhân Vực, xã Văn Nhân cho biết: Từ năm 2008 - 2016, địa phương vẫn lập kế hoạch và yêu cầu người dân phải nộp thuế thủy lợi nội đồng theo mức 6kg/đầu người/ năm theo giá thuế của từng năm, áp dụng theo độ tuổi từ 18 - 55 đối với nữ và 18 - 60 đối với nam. “Gia đình tôi có 4 nhân khẩu phải đóng trong vòng gần 10 năm trời. Số tiền này không nhiều đối với một hộ gia đình, nhưng toàn xã Văn Nhân có khoảng hơn 6.500 nhân khẩu, đó sẽ là con số không hề nhỏ” - ông Điều bức xúc.

Chi Hội trưởng Hội Cựu chiến binh thôn Nhân Vực, ông Đỗ Hữu Trung cũng cho biết: Người nông dân vốn hiền lành chất phác, quanh năm suốt tháng chỉ biết bám trụ đồng ruộng, vốn hiểu biết chính sách, pháp luật còn hạn chế. “Ngày nắng cũng như ngày mưa, quanh quẩn với ruộng đồng, địa phương bảo đóng gì thì họ đóng, cũng chẳng mảy may quan tâm hay thắc mắc gì. Thực chất thì họ cũng không hiểu đúng hay sai để thắc mắc. Nhà nước có hỗ trợ hay miễn trừ cho khoản nào thì biết khoản nấy. Nếu chính quyền địa phương không phổ biến và công khai cho họ biết…thì đa phần là họ cũng chịu” - ông Trung ngậm ngùi.

Sự việc được phát giác sau khi người dân phát hiện vẫn phải đóng khoản phí đã được Nhà nước miễn giảm. Họ viết đơn kiến nghị gửi về UBND xã Văn Nhân yêu cầu làm rõ những khoản thu được coi là thuế thủy lợi nội đồng trong suốt 10 năm qua. Đáp lại những bức xúc này, UBND xã Văn Nhân đưa ra một văn bản mà người dân cho là không thấu tình đạt lý, cố tình bao che cho sai phạm của lãnh đạo, cán bộ xã Văn Nhân.

Sổ ghi đã đóng tiền thủy lợi nội đồng của một hộ gia đình trong các năm từ 2008 - 2016 của thôn Nhân Vực, xã Văn Nhân - Phú Xuyên - Hà Nội
  • Sổ ghi đã đóng tiền thủy lợi nội đồng của một hộ gia đình trong các năm từ 2008 - 2016 của thôn Nhân Vực, xã Văn Nhân - Phú Xuyên - Hà Nội

Thu sai hàng trăm triệu đồng

Cầm trong tay văn bản “ba không” (không số, không ngày, không xác nhận của UBND xã), chỉ có bút tích của ông Vũ Văn Tích (kế toán xã), ông Lê Hồng Điều cùng nhiều cựu chiến binh thôn Nhân Vực bức xúc: “Đây là báo cáo giải thích của UBND xã Văn Nhân trước những kiến nghị của nhân dân về thu thuế thủy lợi nội đồng 6kg/ người/ năm trong suốt 10 năm qua (2008 - 2016). Thay vì xác nhận, làm rõ sự việc như người dân mong đợi thì chỉ có bút tích của người lập văn bản (ông Vũ Văn Tích). Đây là việc không chấp nhận được, chính quyền thiếu trách nhiệm trước quyền lợi chính đáng của nhân dân”.

Nghị định 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ quy định miễn thủy lợi phí đối với diện tích mặt đất, mặt nước trong hạn mức giao đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân dùng vào sản xuất nông, ngư, lâm nghiệp và làm muối, bao gồm đất do Nhà nước giao, được thừa kế, cho, tặng... kể cả phần diện tích đất 5% công ích do địa phương quản lý mà các hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc đấu thầu quyền sử dụng. 

Theo văn bản trên, UBND xã giao chỉ tiêu cho các đội sản xuất hàng năm nộp về UBND xã hơn 40 triệu đồng. Tiền thu về được chi cho các hoạt động: Khen thưởng cho tập thể, cá nhân hoàn thành chỉ tiêu thu hàng năm, trích % chi trả các đội trực tiếp thu, chi phụ cấp cho các đội trưởng sản xuất; Số còn lại phân bổ, bổ sung vào quỹ an ninh quốc phòng và quỹ đền ơn…

Văn bản trả lời trên của đại diện UBND xã Văn Nhân khiến người dân thôn Nhân Vực càng thêm bức xúc. Người dân cho rằng, không thể thu tiền thủy lợi nội đồng để phục vụ cho các quỹ khác trong khi đó, các nguồn quỹ trên luôn được đảm bảo. Thuế thủy lợi nội đồng đã được Nhà nước miễn thu, nhưng tại sao UBND xã vẫn thu, làm như vậy có đúng không?

Làm việc với Báo GD&TĐ, ông Nguyễn Văn Vững - Bí thư Đảng ủy xã Văn Nhân thừa nhận phản ánh của người dân là đúng. “Sau khi phát hiện thu sai, tôi đã chỉ đạo kế toán làm rõ, giải thích cho nhân dân. Nếu nhân dân chưa đồng tình chúng tôi sẽ báo cáo huyện để kiểm tra, làm rõ và trả lời trước nhân dân. Việc sử dụng tiền thu đó dù vào vào việc công hay tư thì vẫn là sai…” - ông Vững nhấn mạnh.

“Khoản thuế này đã tồn tại từ nhiều năm trước, trong khi đó dưới cơ sở không ai ý kiến gì cả nên cứ thế triển khai thực hiện. Trong xã có 8 đội, thu cộng vào một năm là hơn 40 triệu đồng. Sau 2 năm tôi làm (Bí thư xã - PV) nếu thu đủ phải là khoảng 90 triệu đồng nhưng dân vẫn nợ khoảng 30 triệu. Số tiền thu được mang chi tiền bồi dưỡng cán bộ, đội trưởng các đội thu thuế... cũng chẳng còn bao nhiêu. Có điều Nhà nước không thu mà mình thu là mình sai…” - ông Vững thừa nhận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.