Trưa mai, áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 500 km, gió giật cấp 9

GD&TĐ - Đến 13 giờ trưa ngày mai (1/9), dự báo vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 116,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.

Trưa mai, áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 500 km
Trưa mai, áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 500 km

Hồi 13 giờ ngày 31/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,0 độ Vĩ Bắc; 121,7 độ Kinh Đông, ngay trên phía Bắc đảo Lu-dông (Phi-líp-pin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, khoảng đêm nay sẽ đi vào Biển Đông sau đó có khả năng mạnh thêm.

Đến 13 giờ ngày mai1/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 116,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.

Vùng nguy hiểm do áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8): Phía Đông kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông; phía Bắc vĩ tuyến 17,0 độ Vĩ Bắc. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Đến 13 giờ ngày 2/9, vị trí tâm bão ở khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 đến 48 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8): Phía Đông kinh tuyến 110,0 độ Kinh Đông; phía Bắc vĩ tuyến 17,0 độ Vĩ Bắc. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15km.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường THCS Thụy Liên (Thái Thụy, Thái Bình) trong giờ dạy môn Khoa học tự nhiên.

Giúp dạy học hiệu quả môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, các nhà trường đã rút ra những kinh nghiệm để triển khai dạy học hiệu quả môn tích hợp, nhất là môn Khoa học tự nhiên.
Minh họa/INT

Bóng ma hạt nhân ở Trung Đông

GD&TĐ - Tình hình Trung Đông đã đột ngột căng thẳng kể từ đêm 13/4 rạng sáng 14/4 khi Iran lần đầu tiên trong lịch sử thực hiện một cuộc không kích quy mô lớn.