Thi THPT quốc gia: Phù hợp với xu hướng của các nước phát triển

GD&TĐ - Ngày 23/4, Viện Đo lường đánh giá phát triển giáo dục – Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo Kinh nghiệm quốc tế và mô hình đánh giá để công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông cho Việt Nam”.

Thi THPT quốc gia: Phù hợp với xu hướng của các nước phát triển

PGS. TS Nguyễn Phương Nga- chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu đề xuất phương án đánh giá xét công nhận tót nghiệp THPT và tuyển sinh đại học đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới” đã đưa ra 2 phương án đánh giá công nhận tốt nghiệp THPT cho Việt Nam.

Toàn cảnh Hội thảo
 Toàn cảnh Hội thảo

Cần duy trì một kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không?

Tại Hội thảo, đánh giá chung về kỳ thi tốt nghiệp THPT của Việt Nam, ông Phạm Xuân Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết: Trong nhiều thập kỷ qua, GD Việt Nam đã kinh qua nhiều cải tiến về các kỳ thi THPTQG. Những cải tiến này được đúc kết lại như sau: Trong giai đoạn từ 1975 đến 2018, GD Việt Nam đã trải qua 7 lần cải tiến lớn về đánh giá và công nhận tốt nghiệp THPT lần lượt như sau

Năm 1975, thi tốt nghiệp THPT gồm 6 môn, trong đó có môn chính trị; trước năm 2000, thi tốt nghiệp THPT gồm 4 môn thi : 2 môn bắt buộc (Toán và Ngữ Văn) và 2 môn lựa chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học ,Sinh họa, Địa lý được công bố vào cuối tháng 3 hằng năm;

Giai đoạn 2000-2005, thi 6 môn thi tốt nghiệp THPT (dạng thức tự luận);

Năm 20016: thi 6 môn thi tốt nghiệp THPT, riêng ngoại ngữ thi trắc nghiệm.

Từ năm 2007 -2013 thi tốt nghiêp THPT giữ nguyên 6 môn, dạng thức thi trắc nghiệm khách quan được sử dụng cho các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ, còn lại là tự luận.

Năm 2014 đến 2016: thi tốt nghiệp THPTQG đã giảm xuống còn 4 môn (2 môn bắt buộc: Ngữ văn, Toán) và 2 môn tự chọn (Hóa học, Vật lý, Lịch sử, Sinh học, Ngoại ngữ) với 2 dạng thức thi: trắc nghiệm khách quan và ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, và thi tự luận với Toán, Ngữ Văn,lịch sử, địa lý;

Năm 2015, thí sinh phải thi 4 môn,gồm 3 môn thi bắt buộc (Toán, Ng ữ Văn,Ngoại ngữ) và một môn tự chọn trong các môn Lịch sử, Đại lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học).Lần đầu tiên Bộ quyết định sử dụng kết quả của kỳ thi THPTQG làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ, tuyển sinh;

Năm 2017 -2018 đến nay, thi tốt nghiệp THPT gồm 4 môn trong đó có 3 môn bắt buộc (Toán,Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 1 đề thi tổ hợp tự chọn (tổ hợp về lĩnh vực KHTN hoặc để KHXH). Các đề thi đều sử dụng trắc nghiệp khách quan, riêng ngữ văn là tự luận.

Tóm lại kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học do Bộ GD&ĐT đã trải qua 7 lần cải cách và đổi mới theo từng giai đoạn, tuy nhiên các kỳ thi đều được tổ chức cùng một thời gian trên phạm vi toàn quốc, mặc dù các quy định về môn thi và hình thức thi có những thay đổi nhất định. 

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2017 và năm 2018 là một kỳ thi mang lại những thay đổi tích cực lớn cho xã hội nói chung; cộng đồng đều hài lòng với những kết quả này. Tuy nhiên, đó vẫn là một kỳ thi quốc gia đòi hỏi sự huy động cùng lúc nhiều nguồn lực phục vụ cho một kỳ thi chung toàn quốc và chưa đảm bảo bảo loại bỏ được vào kết quả thi một vài yếu tố tiêu cực can thiệp vào kết quả thi.

Liệu chúng ta có cần duy trì một kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức như hiện hành - được ông Phạm Xuân Thanh nêu ra tại hội thảo. Nhất là khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi mọi ngành nghề, mọi hệ thống phải thay đổi căn bản về tư duy và các phương pháp làm việc.

Thí sinh tham gia kỳ thi THPTQG 2018
Thí sinh tham gia kỳ thi THPTQG 2018 

Bên cạnh đó, chúng ta đang thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn đảm bảo độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học…

Đề xuất hai phương án công nhận tốt nghiệp THPT

Từ đánh giá các ưu nhược điểm của 3 xu hướng đánh giá và công nhận tốt nghiệp THPT trên thế giới và 7 lần cải cách thi cử của Việt Nam trong giai đoạn từ 1975 đến nay, nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình đánh giá để công nhận thi tốt nghiệp THPT phù hợp với xu hướng của các nước phát triển trên thế giới.

Tuy nhiên, sẽ có điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam và một số điểm trong dự thảo Luật Giáo dục.

PGS.TS Nguyễn Phương Nga đã giới thiệu mô hình công nhận thi tốt nghiệp THPT được đề xuất.

PGS.TS Nguyễn Phương Nga trình bày tại Hội thảo
PGS.TS Nguyễn Phương Nga trình bày tại Hội thảo

Phương án 1, gồm 2 thành tố. Thành tố 1, các trường THPT sẽ cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT cho những học sinh đã học xong chương trình THPT và đạt các điều kiện quy định của Bộ GD&ĐT.

Thành tố 2, thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Học sinh đã có Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình học THPT sẽ đăng ký tham dự kỳ thi THPT quốc gia để được cấp Bằng tốt nghiệp THPT của Sở GD&ĐT.

Kỳ thi được tổ chức 2 lần/năm và có thể 3 lần/năm do Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm tổ chức thi.

Thí sinh được lựa chọn thời điểm thi phù hợp với kế hoạch cá nhân.

Kỳ thi được tổ chức tại các Trung tâm Khảo thí đặt tại các tỉnh/thành.

Thí sinh chỉ phải thi 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn (tiếng Việt) và ngoại ngữ nằm trong chương trình học lớp 12.

Phương án 2 cũng bao gồm hai thành tố. Thành tố 1, các trường THPT tổ chức thi tại trường cho những học sinh đã học xong chương trình THPT theo các đề thi do Trung tâm Khảo thí chuyên nghiệp của Bộ GD&ĐT thiết kế. Các đề thi này là những “đề thi thử nghiệm” để đánh giá năng lực của học sinh. Đồng thời cũng là điều kiện để Trung tâm Khảo thí chuyên nghiệp tạo lập ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa.

Ở phương án 2, thời điểm thi do trường bố trí phù hợp với khung thời gian của nhà trường. Học sinh đạt điểm theo quy định sẽ được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT.

Thành tố thứ 2 là thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Theo đó, học sinh đã có Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình học THPT, sẽ đăng ký tham dự kỳ thi THPT quốc gia để được cấp bằng tốt nghiệp THPT của Sở GD&ĐT.

Kỳ thi này được tổ chức 2 lần/năm và có thể 3 lần/năm do Sở GD&ĐT tổ chức.

Thí sinh được lựa chọn thời điểm thi phù hợp với kế hoạch cá nhân.

Kỳ thi được tổ chức tại các Trung tâm Khảo thí đặt tại các tỉnh/thành.

Thí sinh chỉ phải thi 3 môn bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn (tiếng Việt) và ngoại ngữ nằm trong chương trình học lớp 12.

Mô hình mới này được đề xuất thực hiện ở giai đoạn 2024 – 2025 thi trên giấy tại các Trung tâm Khảo thí chuyên nghiệp đặt tại các tỉnh/thành. Sẽ thí điểm thi trên máy tính với những địa phương/khu vực có điều kiện/tự nguyện thí điểm.

Từ giai đoạn 2026 trở đi, thi đại trà trên phạm vi cả nước theo Mô hình mới trên máy tính. Với những đối tượng đặc thù như học sinh khuyết tật… vẫn tổ chức thi trên giấy riêng…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ