Quảng Trị: Nỗ lực tìm kiếm thầy giáo bị nước lũ cuốn trôi

GD&TĐ - Theo thông tin cập nhật, Quảng Trị đang nỗ lực tìm kiếm Phó hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn huyện Đakrông bị nước lũ cuốn trôi.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 12/10, UBND huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) xác nhận, đang triển khai tìm kiếm một người bị nước cuốn trôi mất tích. 

Theo đó, vào khoảng gần 5h chiều ngày 11/10, tại cầu tràn Ta Rụt đi A Vao, thuộc huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, người dân sống xung quanh cho biết đã thấy một người đàn ông đi xe máy ngã ở giữa tràn và bị nước lũ cuốn trôi.

Qua xác minh ban đầu, người bị nước cuốn trôi mất tích là thầy giáo Nguyễn Văn Hoàng, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS A Vao, xã A Vao, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

Ông Thái Ngọc Châu, Chủ tịch huyện Đakrông xác nhận đến sáng nay các lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm nhưng hiện chưa tìm thấy người mất tích.

Tính đến chiều ngày 12/10, đợt mưa lũ tại Quảng Trị đã khiến 8 người chết và 6 người mất tích, trong đó có 2 người chết do bị nạn trên biển.

Trước đó, trên mạng xã hội Facebook cũng xuất hiện video chia sẻ cảnh một giáo viên dạy Anh văn của trường Tiểu học- THCS Nguyễn Khuyến (thôn Năm Tầng, xã Đắk R’la, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) liều mình vượt suối chảy xiết để kịp đến trường dạy học.

Theo đoạn video chia sẻ, khi đến đầu cầu nối liền hai bên bờ suối, thầy giáo này đã để xe lại bên cầu rồi vượt qua dòng nước suối, mặc cho một số giáo viên khác ra can ngăn.

Khi cố vượt qua dòng nước suối, do nước chảy xiết thầy giáo đã bị nước cuốn trôi, ướt toàn bộ người và đồ dùng dạy học.

Rất may là thầy giáo này đã cố gắng bơi, bám được vào mảng betong cũ để leo lên bờ rồi tiếp tục đến trường. 

Ông Nguyễn Xuân Ánh, Chủ tịch UBND xã Đắk R’la xác nhận có thông tin trên. “Thầy giáo cố gắng đi qua dòng nước để tới lớp cho kịp giờ dạy, không may bị nước cuốn trôi. Thầy giáo này sau đó bơi được vào bờ an toàn”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?