Quan trọng nhất là đào tạo nhân lực

GD&TĐ -Ngày 18/1, Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức Hội nghị Triển khai nhiệm vụ lao động - người có công và xã hội năm 2019. Dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung; Đại diện các Bộ, ban ngành; Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành và Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH các địa phương tại 63 điểm cầu trên cả nước.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung phát biểu khai mạc hội nghị
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung phát biểu khai mạc hội nghị

Hoàn thành 100% chỉ tiêu, nhiệm vụ

Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐ,TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết, với phương châm “Đoàn kết - kỷ cương - sáng tạo - hiệu quả”, Bộ LĐ,TB&XH đã ban hành Chương trình công tác năm 2018 với các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, 15 nhóm giải pháp chủ yếu và 118 nhiệm vụ cụ thể để tổ chức thực hiện trong toàn ngành.

Năm 2018, ngành đã hoàn thành 100% chỉ tiêu, nhiệm vụđề ra, đặc biệt là chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, góp phần cùng cả nước hoàn thành toàn diện 12 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 3,1%, thấp nhất trong 11 năm trở lại đây. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58,6%; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 23 - 23,5%; Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm 1,35% so với cuối năm 2017, riêng các huyện nghèo giảm trên 5%.

Xác định 2019 là năm bứt phá để hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm về lĩnh vực lao động - người có công và xã hội, Bộ LĐ,TB&XH đặt ra 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, tập trung vào thực hiện đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng xây dựng các đề án theo Chương trình công tác năm 2019 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm hoàn thành, trình Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi), Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi). Tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội...

Phát triển giáo dục nghề nghiệp

Năm 2019, ngành tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp phát triển, đổi mới giáo dục nghề nghiệp gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. đáp ứng yêu cầu phát triển, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Sắp xếp, quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN. Tăng cường tư vấn hướng nghiệp; đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ sở GDNN công lập; gắn kết giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp hoàn thiện, phát triển thị trường lao động, chú trọng công tác hướng nghiệp, dự báo, ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối cung - cầu nhân lực trong cả nước, khu vực và gắn với thị trường quốc tế, khu vực; thúc đẩy chuyển dịch lao động, phân bổ hợp lý; tạo thuận lợi trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao những kết quả toàn diện, rõ nét mà ngành LĐ-TB&XH đã đạt được, góp phần quan trọng cùng với Chính phủ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu năm 2018. Đặc biệt trong lĩnh vực GDNN, bắt đầu từ năm 2017, chỉ tiêu tuyển sinh học nghề đã đạt trên 100%.

Phó Thủ tướng lưu ý, năm 2019, nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành vẫn là lao động và đào tạo nhân lực. Phải có nguồn nhân lực tốt, tăng nhanh số lượng lao động có trình độ ĐH, CĐ, trung cấp; Luật Giáo dục (sửa đổi) khi biên soạn, lấy ý kiến cần thảo luận vấn đề rút ngắn thời gian đào tạo bậc CĐ, ĐH như xu hướng quốc tế; Tiêu chuẩn đầu vào CĐ có thể bắt đầu từ tốt nghiệp THCS; Hoàn thiện nghị định về tự chủ cho cơ sở GDNN; tiếp tục đưa dạy nghề cho lao động nông thôn vào các trường để quản lý chất lượng tốt hơn; Các địa phương bảo đảm chi ngân sách cho đào tạo nghề trong các chương trình mục tiêu...

Nâng cao chất lượng lao động, đi vào những ngành nghề có thu nhập cao, kết nối lực lượng lao động xuất khẩu về nước, cân đối xuất khẩu lao động với lao động việc làm trong nước. Cải thiện môi trường kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu lao động để tăng năng suất. Tạo điều kiện để người có công, người cao tuổi được chăm sóc tốt hơn... Ngành LĐ,TB&XH cần phối hợp với các bộ, ngành chuẩn bị chu đáo để mọi đối tượng xã hội đón Tết vui vẻ, đầm ấm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.
Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.