Phát triển kinh tế biển – xu thế tất yếu của quốc gia

Phát triển kinh tế biển – xu thế tất yếu của quốc gia

Những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định phát triển kinh tế biển, mở rộng phạm vi hoạt động kinh tế trên vùng biển và hải đảo thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để vừa khai thác hiệu quả, bền vững nguồn lợi biển, vừa khẳng định chủ quyền và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải.

Thế mạnh kinh tế biển

Việt Nam là quốc gia ven biển, nằm trên phía Tây của biển Đông, có bờ biển dài trên 3.260km, diện tích các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên 1 triệu km2, gấp 3 lần lãnh thổ, với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên 3.000 đảo và quần đảo khác. Sự ưu đãi của thiên nhiên đã khiến cho người Việt có một nguồn tài nguyên biển phong phú và đa dạng.

Những thành tựu trong phát triển kinh tế biển phải nhắc đến đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển.

Du lịch và dịch vụ biển phát triển mạnh, đóng góp quan trọng vào kết quả chung của ngành du lịch. Năm 2018, tổng doanh thu toàn ngành du lịch vượt 620.000 tỉ đồng (khoảng 27 tỉ USD), tăng khoảng 11% so với năm trước và đưa tổng doanh thu của ngành này tăng gấp hơn 10 lần kể từ 2008.

Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước, tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao, gần 20%/năm, chiếm trung bình 20-25% tổng thu ngân sách Nhà nước hằng năm.

Nuôi trồng và khai thác hải sản cũng phát triển mạnh mẽ, bên cạnh đóng góp quan trọng vào xuất khẩu của cả nước còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành thủy sản đạt gần 9 tỷ USD.

Để khai thác hiệu quả các cơ hội mà biển đem lại, cũng như giảm những thách thức và nguy cơ đối với tài nguyên và môi trường biển ở nước ta, Hội nghị T.Ư 8 (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Vẫn còn hạn chế

Phát triển kinh tế biển – xu thế tất yếu của quốc gia ảnh 1
Ngư dân Ninh Hải được mùa cá thu (Internet)

TS. Tạ Đình Thi (Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam) cho rằng: Để thực hiện tốt các mục tiêu Nghị quyết số 36-NQ/TW đã đề ra, phát triển kinh tế biển phải gắn liền với bảo vệ môi trường biển, các cấp, các ngành sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các thể chế, chính sách pháp luật về quản lý nhà nước về biển, đảo. Kiện toàn tổ chức nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “quản lý tổng hợp và thống nhất về mặt nhà nước đối với biển, đảo” đã đề ra. Thực hiện tốt việc quy hoạch không gian biển để quản lý liên ngành, liên vùng đối với các vùng biển, đảo và vùng ven biển, nhằm bảo đảm tính liên kết trong phát triển kinh tế ngay từ giai đoạn sớm của quá trình phát triển.

Theo PGS. TS. Vũ Thanh Ca (Trường ĐH Tài nguyên Môi trường): Xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch không gian biển (QHKGB) theo cách tiếp cận hệ sinh thái để đảm bảo khai thác hiệu quả, không làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường cũng như suy thoái các hệ sinh thái biển.

Chú trọng quản lý các hệ sinh thái biển và vùng bờ biển quan trọng theo cách không cắt rời, chia nhỏ để đảm bảo duy trì cấu trúc, chức năng và năng suất sinh học của các hệ sinh thái.

Đặc biệt, áp dụng trên diện rộng các mô hình cộng đồng tham gia bảo tồn, khai thác, sử dụng bền vững các hệ sinht hái biển. Tiếp tục hoàn thiện và và triển khai hiệu quả các chính sách, quy định pháp luật về phát triển nghề cá bền vững, chống đánh bắt hủy diệt, đánh bắt trái phép.

Rà soát quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp biển, các khu, đặc khu kinh tế biển, khu kinh tế mở để đảm bảo đầu tư hiệu quả, phù hợp với nguồn lực hiện có.

Chú trọng phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu. Đảm bảo quyền sở hữu, sử dụng công cộng tại các bãi biển và khu vực biển quan trọng để đảm bảo quyền tiếp cận của người dân với biển....

Tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết 36-NQ/TW chỉ rõ: Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn. Kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.
Minh họa/INT

Truy lùng quốc tế

GD&TĐ - Nga đang triển khai chiến dịch truy lùng ráo riết tại một số nước để bắt các nghi phạm liên quan vụ khủng bố đẫm máu tại Moscow.