Phát triển hạ tầng thương mại cần đồng bộ giải pháp cơ chế và chính sách

GD&TĐ - Trong thời điểm đại dịch Covid-19 hoành hành, ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Việc phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ với giải pháp và cơ chế chính sách đã làm nên thành công chung.

Quang cảnh Hội chợ Trung Quốc - ASEAN Expo
Quang cảnh Hội chợ Trung Quốc - ASEAN Expo

Tại Hà Nội trong các ngày từ 12-15/11 đã diễn ra Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 23. Tại Hội nghị này các bên xác định phương hướng hợp tác và phối hợp giữa ASEAN và Trung Quốc để cùng nhau vượt qua thử thách, đẩy lùi nguy cơ dịch bệnh, giữ gìn môi trường ổn định chung để cùng khôi phục và phát triển.

Đến thời điểm này, Trung Quốc đã là đối tác đầu tiên trao đổi và phối hợp với ASEAN về hợp tác ứng phó Covid-19, cùng ASEAN triển khai nhiều hoạt động về chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ nâng cao năng lực y tế dự phòng trong phòng chống Covid-19. Các hoạt động hợp tác ASEAN - Trung Quốc vẫn được tiến hành theo kế hoạch dưới hình thức linh hoạt, trao đổi thương mại giữa các nước ASEAN và Trung Quốc tiếp tục được duy trì ổn định.

Quan hệ hợp tác thương mại Trung Quốc và ASEAN bước vào một giai đoạn phát triển toàn diện, giúp khu vực thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA) trở thành khu vực mậu dịch tự do đầu tiên đạt được sự nâng cấp hợp tác kinh tế toàn diện.

Đến nay Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng các khu kinh tế ở một số nước như: Khu Công nghiệp Long Giang (Việt Nam), Đặc khu kinh tế Sihanoukville (Campuchia), Khu Công nghiệp Rayong (Thái Lan). Các nước nhấn mạnh sẽ tập trung hỗ trợ việc hiện thực hoá các quyết định của các Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc như Tuyên bố Tầm nhìn năm 2030 về quan hệ đối tác chiến lược, Tuyên bố về hợp tác giữa các thành phố thông minh, Tuyên bố Cấp cao ASEAN+3 về kết nối… 

Với nỗ lực đẩy mạnh quan hệ hợp tác của cả 2 bên trong những năm qua, khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc đã trở thành khu vực thương mại tự do lớn thứ 3 trên thế giới, sau Khu vực mậu dịch tự do EU, Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (Mỹ-Mexico-Canada) và 2 bên từng bước trở thành đối tác thương mại quan trọng của nhau.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh trong ba quý đầu năm nay và đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN đã tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Về tương lai, Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với các nước ASEAN, hướng tới phát triển hòa bình, nhằm đề cao hòa bình và ổn định trong khu vực.  

Có thể nói cho dù dịch bệnh bùng phát toàn cầu nhưng đầu tư tăng mạnh giữa các bên, giao dịch thương mại hai chiều đạt 481,8 tỷ USD trong 3 quý đầu năm 2020, chiếm một phần bảy giá trị thương mại quốc tế của Trung Quốc. Điều này khẳng định ASEAN tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh trong nửa đầu năm 2020. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, có được điều này là do các quốc gia đã điều tiết hài hòa việc phát triển hạ tầng thương mại, đồng bộ giải pháp cơ chế và chính sách phù hợp.

Thực tế là các bên đều nhận thấy tầm quan trọng của nhau. Với Trung Quốc, ASEAN là ưu tiên cao trong chính sách láng giềng, Trung Quốc cam kết tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực. Trung Quốc cũng cam kết phối hợp chặt chẽ với ASEAN nâng cao năng lực dự phòng ứng phó dịch bệnh, giảm thiểu tác động về kinh tế xã hội của dịch bệnh, hỗ trợ phục hồi và phát triển bền vững.

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan diễn là hội nghị cấp cao cuối cùng và quan trọng nhất trong năm Việt Nam làm chủ tịch. Ngoài Trung Quốc, ASEAN cũng tổ chức các hội nghị cấp cao với những đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Hội nghị Cấp cao Mekong với các đối tác Nhật Bản và Hàn Quốc cùng hội nghị hợp tác Campuchia - Lào - Việt Nam và Tam giác phát triển diễn ra trong ngày mai. Cấp cao Đông Á và hội nghị ASEAN với các đối tác Mỹ, Australia, New Zealand, Liên Hợp Quốc, Hội nghị Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.