Những nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

GD&TĐ - Ngay sau khi có chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Nghị quyết 29-NQ/TW, Nghị quyết 88-NQ/QH13, Quyết định 404/QĐ-TTg, Bộ GD&ĐT đã triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT trong quản lý, trong hoạt động dạy học ở các cấp học.

Những nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

Đồng thời, xây dựng triển khai các dự án giáo dục, tăng cường năng lực của giáo viên, CBQL, cơ sở vật chất, tổ chức xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục, đổi mới kiểm tra, đánh giá và thi cử theo hướng phát triển năng lực của người học…

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa chia sẻ tại Hội thảo giáo dục 2017: Về chất lượng giáo dục phổ thông diễn ra hôm nay (22/9), tại Hà Nội.

Chất lượng giáo dục có chuyển biến rõ rệt, thể hiện qua kết quả xếp loại của các kỳ thi: đại học, Olympic khu vực và quốc tế, Intel ISEF. Trong các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế về Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, học sinh Việt Nam luôn thuộc top 10 nước dẫn đầu về số huy chương.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa

Tình hình thực hiện mục tiêu, giải pháp nâng cao chất lượng GDPT

Báo cáo về chất lượng giáo dục phổ thông, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, trong thời gian qua, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT đã triển khai các giải pháp như: đổi mới chương trình và SGK theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực người học; tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, chú trọng dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học;

Đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục phổ thông, đảm bảo trung thực, khách quan; Đổi mới công tác quản lý giáo dục, tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục phổ thông; Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục tiếp tục được quan tâm…

Với nỗ lực của toàn Ngành, giáo dục phổ thông đã đạt được những

 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại Hội thảo

kết quả đáng khích lệ. Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa, các mục tiêu của hệ thống đều đã được thực hiện: phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, xóa mù chữ, đảm bảo công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục giữa các nhóm trẻ ở các vùng miền, dân tộc, nam nữ, trẻ khuyết tật. Giáo dục phổ thông đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận về chất lượng đại trà, làm cơ sở nâng cao chất lượng phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu.

Về sự đáp ứng mục tiêu giáo dục nhân cách, phẩm chất và năng lực học sinh, theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa, với cấp tiểu học, học sinh đã hình thành được nền tảng ban đầu để tiếp tục phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mĩ; chất lượng của học sinh tiểu học đạt thứ hạng cao trong tương quan so sánh với quốc tế và khu vực.

Cấp THCS, học sinh đã có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở. Kết quả học tập của học sinh THCS ở nhiều môn được xếp thứ hạng cao, trong tương quan so sánh với quốc tế.

Cấp THPT, học sinh đã được hoàn thiện học vấn phổ thông. Phần lớn học sinh tốt nghiệp THPT có thể phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học lên đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Mặc dù đạt được những kết quả khả quan, nhưng việc thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông vẫn còn hạn chế. Chia sẻ điều này, trong báo cáo của Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhắc đến mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng; tỷ lệ đạt chuẩn về phổ cập giáo dục giữa các vùng thành thị và nông thôn, giữa trẻ em DTTS và trẻ em người Kinh vẫn còn chênh lệch đáng kể; năng lực ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng của học sinh còn hạn chế.

Bên cạnh đó, sự phát triển thể chất học sinh như tầm vóc, tình trạng suy dinh dưỡng, béo phì và các bênh học đường còn là những ván đề đáng quan tâm.

Một bộ phận học sinh hạn chế về biểu hiện đạo đức, lối sống và năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực vận dụng kiến thức và cuộc sống… Công tác hướng nghiệp chưa thực sự đạt hiệu quả cao; các chính sách khuyến khích phân luồng sau THCS còn thiếu…

 Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000; phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010. Kết quả và chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học được giữ vững và nâng cao…
Thứ trưởng Bộ GD&ĐTNguyễn Thị Nghĩa

Định hướng, giải pháp quan trọng của giáo dục phổ thông

Chia sẻ về định hướng và các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trong giai đoạn tới, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: Giáo dục phổ thông sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục, Chương trình hành động Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW, Nghị quyết 44/NQ-CP về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, Nghi quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông và Quyết định 404/2014/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

Tập trung tăng cường kỷ cương, nền nếp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục phổ thông; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân của học sinh đối với cộng đồng, xã hội.

Bảo đảm bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục và chất lượng giáo dục cho học sinh DTTS, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tập trung xây dựng và triển khai chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của giáo dục phổ thông trong giai đoạn tới. Trong đó nhiệm vụ đầu tiên là rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở GD&ĐT trong phạm vi cả nước.

Cùng với đó, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; đẩy mạnh đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông gắn với định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông.

Đồng thời, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo. Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về GD&ĐT; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy, học và quản lý giáo dục.

Các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng khác là: Đổi mới công tác đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục phổ thông; Hội nhập quốc tế trong giáo dục phổ thông; Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT, tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục phổ thông; Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.