Không có nước nào muốn duy trì một lực lượng quân đội thường trực quá lớn

GD&TĐ - Theo dự kiến chương trình làm việc, Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 14 sẽ cho ý kiến về dự án Luật Lực lượng dự bị động viên. Bên lề phiên khai mạc, đại biểu Nguyễn Mai Bộ - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã có chia sẻ với báo chí về dự án Luật này.

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ trao đổi bên lề phiên khai mạc
Đại biểu Nguyễn Mai Bộ trao đổi bên lề phiên khai mạc

* Thưa đại biểu, tại sao chúng ta phải có lực lượng dự bị động viên?

- Phải khẳng định rằng, nếu như chúng ta duy trì một lực lượng quân đội quá đông thì chắc chắn nền kinh tế của chúng ta không bảo đảm được. Nhưng, quân đội luôn luôn phải sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Cho nên chúng ta phải bố trí một lực lượng thường trực và một lực lượng dự bị để sẵn sàng khi có chiến tranh xảy ra.

Thực tế, trong những cuộc kháng chiến và những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, lực lượng dự bị động viên đã được đăng ký, quản lý và khi có tình huống xảy ra thì chúng ta sẽ huy động, bảo đảm cho quân đội có lực lượng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

* Vậy vì sao lực lượng thường trực phải có từ 10 đến 15% quân số?

- Cũng là xuất phát từ câu chuyện khả năng nền kinh tế của chúng ta chưa đủ để chúng ta duy trì một lực lượng thường trực quá lớn, cho nên cần phải khống chế một lực lượng nhất định.

Nói thật cũng không có nước nào muốn duy trì một lực lượng quân đội thường trực quá lớn, bởi vì “nuôi quân ba năm dụng một giờ”, đành rằng ngoài công việc chiến đấu, quân đội còn làm nhiều việc khác phải làm.

Xuất phát từ đặc điểm đó cho nên mới tính số lượng bao nhiêu là cần thiết. Tất nhiên, dân tộc ta thì “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” nhưng lực lượng sẵn sàng bổ sung ngay khi cần thì tính phương án số lượng như vậy là hợp lý.

* Luật Lực lượng dự bị động viên này mang tính chất thời bình, nhiều đại biểu cho rằng chưa phục vụ thời chiến. Vậy ông suy nghĩ gì về điều này?

- Tôi đã nói ngay từ ban đầu, đây là câu chuyện quân nằm trong dân. Tức là chúng ta cần phải có một lực lượng dự bị dự trữ để sẵn sàng khi có tình huống quốc phòng xảy ra. Khi đó chúng ta huy động lực lượng này để bổ sung cho lực lượng thường trực.

Nếu bảo trong thời bình mà chúng ta không cần lực lượng này thì xin hỏi, sự kiện năm 1979 ở biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc ai lên đấy “be bờ”. Cho nên cần phải có lực lượng này.

Chúng tôi thấy, thực tiễn đã chứng minh và đây là quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước. Đây là một quan điểm bất di bất dịch, nó đúng và trong điều kiện kinh tế đất nước ta thì việc này là rất cần thiết.

* Theo Đại biểu, điểm cần chú trọng nhất và cần quan tâm nhất trong dự thảo luật này đó là vấn đề gì?

- Tôi nghĩ cái quan trọng nhất của luật này là yếu tố kỹ thuật lập pháp, bởi vì nội dung điều chỉnh về lực lượng dự bị động viên đã được quy định ở rất nhiều luật như: Luật Quốc phòng, Luật Sĩ quan, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, thậm chí cả Luật Công an, Luật Dân quân. Cho nên bây giờ làm thế nào để đấu nối những quy định ở những luật trên vào thành một luật con, luật chuyên ngành này, đây là vấn đề khó nhất.

"Lực lượng dự bị động viên là lực lượng sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực. Theo Điều 66 của Hiến pháp và Điều 25 của Luật Quốc phòng, Quân đội nhân dân Việt Nam gồm hai bộ phận: Một là bộ phận thường trực, hai là bộ phận dự bị động viên" - đại biểu Nguyễn Mai Bộ.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.