Hướng tới bầu cử ĐBQH khóa XIV và HĐND các cấp: Nhiều thách thức cho bình đẳng giới trong cơ quan dân cử

GD&TĐ - Ngày 22/5 sẽ diễn ra bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Nghị quyết số 11 – NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra mục tiêu đạt 35% trở lên nữ đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp của nhiệm kỳ 2016 - 2021. Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi phải khắc phục nhiều thách thức to lớn.

Hướng tới bầu cử ĐBQH khóa XIV và HĐND các cấp: Nhiều thách thức cho  bình đẳng giới trong cơ quan dân cử

Năm 1946, tại buổi biểu quyết thông qua Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu: Bản Hiến pháp tuy “chưa toàn diện” nhưng nó “tuyên bố với thế giới, nước Việt Nam đã độc lập, dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do (…), phụ nữ Việt Nam đã được ngang hàng với đàn ông để hưởng chung mọi quyền tự do đó của một công dân”.

Từ đó đến nay, trong quá trình phát triển đất nước, công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, tạo điều kiện để thực hiện tốt hơn mục tiêu bình đẳng giới.

Về sự tham gia của phụ nữ trong Quốc hội, theo số liệu thống kê của Liên minh Nghị viện Thế giới, với tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII đạt 24,2%, Việt Nam hiện đang xếp thứ 4 trong 10 nước Đông Nam Á có tỷ lệ nữ tham gia nghị viện cao (sau Đông Timor, Philippines và Lào).

Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, từ con số 3% nữ đại biểu Quốc hội khóa I đến tỉ lệ 24,4% của Quốc hội khóa XIII.

Mặc dù tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở từng nhiệm kì có tăng lên nhưng chưa thật bền vững. Cụ thể: Số nữ đại biểu Quốc hội chiếm: 21,77% ở khóa VII; 18% ở khóa VIII; 18,84% ở khóa IX; 26,2% ở khóa X; 27,31% ở khóa XI; 25,76% ở khóa XII; và 244% ở khóa XIII.

Như vậy, tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII cho thấy sự sụt giảm đáng kể và thấp nhất trong 4 nhiệm kì gần đây và trong vòng 20 năm (từ năm 1987 đến 2007), đại biểu Quốc hội là nữ chỉ tăng được gần 4%...

Có thể nói, vai trò của phụ nữ trong tham gia lĩnh vực chính trị nói chung và trong cơ quan dân cử nói riêng vẫn đang đứng trước nhiều thách thức.

Đó là các yếu tố văn hóa truyền thống và định kiến giới còn tồn tại khá phổ biến, không chỉ xuất phát từ xã hội, gia đình, của nam giới đối với phụ nữ mà còn từ tâm lí thiếu tự tin của chính bản thân phụ nữ; công tác cán bộ nữ chưa có chiến lược cụ thể; một số quy định khác biệt giữa nam và nữ như tuổi nghỉ hưu, tuổi đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đã hạn chế sự tham gia đóng góp của phụ nữ vào các lĩnh vực đời sống xã hội, trong tham gia quản lí, lãnh đạo…; trong quy trình bầu cử chưa có các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, nữ ứng cử viên thường phải xếp vào danh sách ứng cử cùng những người ứng cử có khả năng trúng cử cao hơn (thường là nam giới có chức vụ lãnh đạo cao hơn), nữ ứng cử viên thường phải gánh nhiều cơ cấu, dẫn đến cơ hội trúng cử thấp hơn nam giới…

Trước nhiều thách thức đó, một trong những giải pháp quan trọng đẩy mạnh vai trò tham gia quản lí, lãnh đạo trong thời gian tới là thực hiện nghiêm tinh thần Nghị quyết 11-NQ/TW:

Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy Đảng các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp từ 35% đến 40%.

Các cơ quan, đơn vị có tỉ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có lãnh đạo chủ chốt là nữ. Cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tỉ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.