Đưa Formosa, Núi Pháo... vào kiểm soát đặc biệt về môi trường

GD&TĐ - Đó là thông tin đã được ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường công bố tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, diễn ra ngày 27/11.

Người dân bức xúc phản ánh tình trạng ô nhiễm tại Núi Pháo. Ảnh: theo Người Lao Động
Người dân bức xúc phản ánh tình trạng ô nhiễm tại Núi Pháo. Ảnh: theo Người Lao Động

Cũng theo ông Hoàng Văn Thức, việc đưa các doanh nghiệp vào diện kiểm soát đặc biệt là việc thực hiện Đề án kiểm soát đặc biệt về môi trường đối với các doanh nghiệp nhằm áp dụng việc kiểm soát đối với những cơ sở có thể phát sinh ô nhiễm môi trường cao.

Đề án được thực hiện theo chỉ đạo trong Chỉ thị 25 của Thủ tướng Chính phủ sau khi xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng đối với Formosa. Mục tiêu của đề án là kiểm soát được ô nhiễm môi trường, không để bị động như thời điểm năm 2016.

Phó Tổng cục trưởng Hoàng Văn Thức công bố về việc thực hiện Đề án kiểm soát đặc biệt về môi trường đối với các doanh nghiệp có thể phát sinh ô nhiễm môi trường cao.
Phó Tổng cục trưởng Hoàng Văn Thức công bố về việc thực hiện Đề án kiểm soát đặc biệt về môi trường đối với các doanh nghiệp có thể phát sinh ô nhiễm môi trường cao.

Theo ông Hoàng Văn Thức, đề án đã nêu rõ 6 loại hình doanh nghiệp có nguy cơ ô nhiễm cao, như doanh nghiệp trong lĩnh vực xi măng, nhiệt điện, khai thác khoáng sản… đề án cũng xác định bộ tiêu chí để từ đó xác định những loại hình có phát sinh chất thải gây ô nhiễm bởi các tiêu chí: quy mô, công suất có tầm ảnh hưởng rộng; vị trí đặt dự án; công nghệ sản xuất; công tác kiểm soát của dự án.

Đề án cũng đề cập đến tiêu chí rà soát dự án ngay từ khâu cấp phép đầu tư, đánh giá tác động môi trường… để có giải pháp phòng ngừa. Với những căn cứ nêu trên, ông Hoàng Văn Thức cho biết: “chúng tôi đã lấy ý kiến, rà soát được 28 cơ sở để đưa vào kiểm soát đặc biệt như Formosa, doanh nghiệp khai thác quặng đa kim Núi Pháo...”

Danh sách 28 dự án dự kiến sẽ chịu sự kiểm soát môi trường đặc biệt:

Dự án luyện thép Formosa (Hà Tĩnh) hiện đã chịu sự giám sát đặc biệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Dự án khu liên hợp gang thép Hòa Phát (giai đoạn III) - đang xây dựng
- Dự án Trung tâm điện lực Vĩnh Tân (Bình Thuận) với 4 nhà máy. Hiện nhà máy Vĩnh Tân 2 đã hoạt động và gây ra các sự cố về môi trường
- Dự án Trung tâm điện lực Duyên Hải (Trà Vinh) với 4 nhà máy, hiện nhà máy Duyên Hải 1 đã đi vào hoạt động
- Dự án Trung tâm điện lực Thái Bình - đang xây dựng
- Dự án sản xuất và chế biến Vonfram Núi Pháo (Thái Nguyên) - đã bị xử phạt về bảo vệ môi trường
- Dự án khu mỏ tuyển đồng Sinh Quyền (Lào Cai) - Bộ Công Thương giám sát môi trường
- Dự án tổ hợp bauxit-nhôm Tân Rai và Nhân Cơ - Bộ Công Thương giám sát môi trường
- Dự án mỏ sắt Thạch Khê - đang ngừng hoạt động, Bộ Công Thương giám sát môi trường
- Dự án nhà máy giấy Lee& Man (Hậu Giang) - đang vận hành thử nghiệm và giám sát môi trường
- Dự án nhà máy bột giất VNT 19 (Quảng Ngãi)
- Dự án nhà máy giấy An Hòa (Tuyên Quang)
- Dự án nhà máy giấy Bãi Bằng
- Dự án nhà máy hóa chất, phân bón DAP số 1 Đình Vũ (Hải Phòng), DAP Lào Cai
- Dự án nhà máy sản xuất phốt pho vàng Việt Nam (Lào Cai)
- Dự án khu công nghiệp Tằng Loỏng (Lào Cai)
- Dự án Khu công nghiệp Texhong, Khu công nghiệp Lai Vu, Khu công nghiệp Xuyên Á
- Các dự án Khu liên hợp sản xuất lọc hóa dầu Bình Sơn, Long Sơn và Nghi Sơn
- Dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (Thành phố Hồ Chí Minh) và Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (Hà Nội)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.