Dịch bệnh sốt xuất huyết là do biến đổi khí hậu?

GD&TĐ - “Biến đổi khí hậu năm nay có lẽ là năm nóng dài nhất và mưa cũng rất nhiều, biến đổi khí hậu xung quanh các nước trong khu vực và trên thế giới cũng tăng đột biến về số ca mắc xuất huyết, đặc biệt các nước tử vong cao hơn của chúng ta” - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải trình trước Quốc hội.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Nguyên nhân tăng đột biến về số ca mắc xuất huyết

Đúng như đại biểu Quốc hội đã nói rằng mặc dù rất quyết liệt, chưa bao giờ quyết liệt như vậy nhưng hiệu quả thấp và để dịch kéo dài thì chúng tôi thấy rằng rất đúng. Với trách nhiệm đầu ngành cũng như các địa phương thì chúng tôi cũng tiếp thu những đóng góp này.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến 

Theo giải trình của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, vấn đề dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian qua.

Năm vừa qua số lượng sốt xuất huyết mắc tăng 46% so với năm 2016, số lượng tử vong năm ngoái có 30 ca, năm nay tăng 1 ca, phân bổ nặng nhất là khu vực phía Nam 45%, khu vực miền Bắc chỉ có 15%, thấp hơn Tây Nguyên. Tuy nhiên, nặng nề nhất là ở Thành phố Hà Nội.

Về nguyên nhân, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến – cho biết: Có lẽ khí hậu năm nay có lẽ là năm nóng dài nhất và mưa cũng rất nhiều, biến đổi khí hậu xung quanh các nước trong khu vực và trên thế giới cũng tăng đột biến về số ca mắc xuất huyết, đặc biệt các nước tử vong cao hơn của chúng ta.

Vấn đề di cư, vệ sinh môi trường và nhập cư ở các khu dân cư đông người và các khu xây dựng làm rất nhiều ổ đọng nước cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh đẻ, muỗi Aedes aegypti là muỗi vằn.

Tuy gọi là truyền các bệnh cũng là muỗi nhưng muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết, muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét, muỗi Culex truyền bệnh viêm não và một bệnh, truyền bệnh Zika nên vấn đề phòng, chống muỗi rất khó khăn.

Nguyên nhân nữa là chưa bao giờ Hà Nội cũng như các thành phố khác đã quyết liệt như vậy, đến cả các tổ tự nguyện và giám sát các hộ gia đình, rất nhiều phương tiện truyền thông và phương pháp về kỹ thuật từ phun hóa chất cho đến diệt loăng quăng nhưng kết quả hết sức chậm, mặc dù đến nay dịch đã giảm hẳn.

Một mặt nữa là môi trường của chúng ta người dân chưa có ý thức và chưa được hợp tác khi chúng ta phun thuốc. Đặc biệt, quyết liệt nhưng chưa thật hiệu quả từ hệ thống, đặc biệt các phương pháp diệt loăng quăng.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến giải trình trước Quốc hội
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến giải trình trước Quốc hội

Những bệnh mới nổi cũng là nguy cơ...

Hiện nay, ngoài bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, chân tay miệng, những bệnh do vacxin bảo vệ thì những bệnh mới nổi cũng là nguy cơ, có lẽ giải pháp của chúng tôi vẫn là phòng bệnh.

Nghị quyết trung ương vừa qua cũng nêu một vấn đề là vấn đề môi trường, vấn đề nâng cao sức khỏe và một loạt các giải pháp về các văn bản quy phạm pháp luật nâng cao trình độ cán bộ và đặc biệt là phải quyết liệt đến tận chính quyền phường, xã và thậm chí tổ dân phố.

“Ngành y tế chúng tôi cũng rút kinh nghiệm rất lớn, tuy nhiên trong thời gian tới cũng sẽ đương đầu với nhiều dịch khác và cũng rất khó khăn. Cho nên vấn đề môi trường, vệ sinh phòng bệnh, nâng cao sức khỏe thể lực vẫn là vấn đề chính” - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.

Cho đến giờ này thì Hà Nội cũng đã khống chế thành công dịch sốt xuất huyết. Có lẽ đây cũng là chu kỳ vì trong một thời gian dài không có người mắc bệnh thì tỷ lệ miễn dịch giảm và số chưa bao giờ được miễn dịch, chưa mắc bệnh sẽ tăng lên và số nổi lên và nổ dịch rất lớn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ