Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình: Nên giao cho ngành GD chủ trì tuyển dụng, quản lý giáo viên

GD&TĐ - Phát biểu tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) – chiều nay (5/4), Đại biểu Phan Thái Bình – Đoàn Quảng Nam nêu ý kiến, từ bất cập trong quản lý nhà nước về giáo dục ở các địa phương, cần thống nhất giao cho ngành Giáo dục chủ trì từ khâu tuyển dụng, sử dụng và luân chuyển giáo viên.

Ảnh minh họa/ Internet
Ảnh minh họa/ Internet

Từ việc giám sát ở các địa phương, Đại biểu Phan Thái Bình nhận thấy, thời gian vừa qua, có tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ ở một số địa phương nhưng chúng ta không điều phối được.

Theo Đại biểu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Khi tuyển dụng giáo viên, ngành Nội vụ chủ trì việc này còn ngành Giáo dục chỉ là phối hợp. Thực tế này dẫn đến một số giáo viên hợp đồng dạy rất tốt nhưng không được tuyển dụng. Bởi ngành Giáo dục chỉ sử dụng con người và họ chỉ nhận được người vào làm việc sau khi tuyển dụng xong. Vì thế cần xem lại cơ chế quản lý Nhà nước.

Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình
  Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình 

Ngoài ra theo Đại biểu Bình, việc thừa thiếu giáo viên cục bộ là do vấn đề phân cấp. Hiện nay, Sở GD&ĐT chỉ quản lý bậc THPT còn từ mầm non đến THCS là cấp huyện quản lý. Khi nơi này thừa, nơi kia thiếu không thể điều chuyển được.

Đại biểu đề nghị, vấn đề quản lý Nhà nước về giáo dục, đặc biệt là tuyển dụng giáo viên nên thống nhất cho ngành Giáo dục. Việc này sẽ khắc phục được những bất cập nêu trên. Chúng ta không lo ngại vượt chỉ tiêu biên chế khi giao cho ngành Giáo dục chủ trì việc này bởi tổng biên chế sẽ do ngành Nội vụ tham mưu cho Chính phủ hoặc UBND tỉnh, huyện.

Chẳng hạn, tổng biên chế giao cho ngành Giáo dục là bao nhiêu thì sẽ thuộc ngành Nội vụ, còn tuyển như thế nào và sử dụng như thế nào thì giao cho ngành Giáo dục. Ngành Giáo dục không được tuyển thừa, vượt chỉ tiêu biên chế được giao.

"Nên thống nhất giao cho ngành Giáo dục chủ trì tuyển dụng và quản lý giáo viên. Chẳng hạn, Bộ GD&ĐT giao cho địa phương quản lý toàn bộ giáo viên của địa phương đó kể cả tuyển dụng, sử dụng và điều chuyển. Nếu ngành Nội vụ chủ trì sẽ không hợp lý và gây khó khăn cho ngành Giáo dục" - Đại biểu Phan Thái Bình.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.