Con đường gốm sứ bị phá bỏ hơn 600m để mở rộng đường

Con đường gốm sứ bị phá bỏ hơn 600m để mở rộng đường

Chào đón đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, con đường gốm sứ đã được khánh thành và trở thành một biểu tượng của Thủ đô trong nhiều năm qua.

Bà Trần Thị Hải (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội, con đường gốm sứ có ý nghĩa với người dân, lưu lại lịch sử của đất nước, những ngành nghề được thể hiện trên con đường gốm sứ, nếu để lại muôn đời cho con cháu thì rất có ý nghĩa

Con đường gốm sứ là "Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới" được công nhận bởi Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới.

Con đường gốm sứ bị phá bỏ hơn 600m để mở rộng đường ảnh 1
Nhằm phục vụ thi công mở rộng đường, 600m con đường gốm sứ, một biểu tượng của Thủ đô bị phá bỏ.
Con đường gốm sứ bị phá bỏ hơn 600m để mở rộng đường ảnh 2
Vừa qua, Công trình mở rộng đường Âu Cơ từ khách sạn Thắng Lợi đến nút giao Cầu Nhật Tân đã chính thức khởi công. 
Con đường gốm sứ bị phá bỏ hơn 600m để mở rộng đường ảnh 3
Con đường gốm sứ bị phá bỏ hơn 600m để mở rộng đường ảnh 4
Con đường gốm sứ bị phá bỏ hơn 600m để mở rộng đường ảnh 5
Đây là công trình phê duyệt bổ sung giai đoạn 2 của Dự án xây cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên. 
Con đường gốm sứ bị phá bỏ hơn 600m để mở rộng đường ảnh 6
Con đường gốm sứ ven sông Hồng dài gần 4km với diện tích khoảng 6.500m, đi qua các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng.
Con đường gốm sứ bị phá bỏ hơn 600m để mở rộng đường ảnh 7
Con đường gốm sứ bị phá bỏ hơn 600m để mở rộng đường ảnh 8
Con đường gốm sứ được khởi công xây dựng vào tháng 10/2017 và được khánh thành vào 5/10/2010 với nhiều hình ảnh về trẻ em Việt Nam và quốc tế, tranh đương đại của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế thực hiện.
Con đường gốm sứ bị phá bỏ hơn 600m để mở rộng đường ảnh 9
Công trình xây dựng đang được tiến hành.

Theo Họa sỹ Nguyễn Thu Thủy – Giám đốc công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội- đơn vị trực tiếp tham gia thiết kế con đường gốm sứ từ năm 2007 đến nay, Con đường gốm sứ với 4km, 10.000m2 bề mặt con gốm.

Thời gian qua TP.Hà Nội tiến hành cải tạo đường đê Âu Cơ, để thực hiện việc này thì gần 600m tranh gốm bị phá đi, trong đó có những đoạn tranh gốm như phố cổ Bùi Xuân Phái, đoạn tranh Tổ chức Lao động Thế giới ILO của Tập đoán CIO,… những đoạn tranh rất ý nghĩa. Ví dụ: đoạn tranh phố cổ Bùi Xuân Phái tái hiện lại những hình ảnh thân thuộc phố Phái, đoạn tranh của Tổ chức Lao động Thế giới là tất cả hình ảnh các ngành nghề công nghiệp và trí thức của Việt Nam,… "Tôi rất mong muốn sau khi phá đoạn tranh gốm để mở rộng đường thì xin TP. Hà Nội cấp kinh phí xây dựng lại đoạn tranh gốm đã bị phá, vì đoạn tranh này là tất cả tình yêu của các tổ chức thế giới dành cho Hà Nội kể cả công sức của các nghệ sĩ đã đóng góp cho đoạn tranh gốm sứ này.", Họa sỹ Nguyễn Thu Thủy chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.