Có hay không việc vỡ đê Hữu Bùi ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội)?

GD&TĐ - Chiều 13/10, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức họp thông tin về công tác ứng phó với đợt mưa lũ từ 10-12/10. Một trong những thông tin được các báo và dư luận đang quan tâm là có hay không việc vỡ đê Hữu Bùi ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội).

Ông Đỗ Đức Thịnh- Chi cục trưởng Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão TP Hà Nội - cho rằng, nếu nói vỡ đê thì chưa hẳn đúng, mà đây là trong quá trình nước tràn thì một điểm đê yếu, bị mất chân thì nó phá luôn cả điểm đó.
Ông Đỗ Đức Thịnh- Chi cục trưởng Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão TP Hà Nội - cho rằng, nếu nói vỡ đê thì chưa hẳn đúng, mà đây là trong quá trình nước tràn thì một điểm đê yếu, bị mất chân thì nó phá luôn cả điểm đó.

Trước câu hỏi của phóng viên về sự cố ở đê Hữu Bùi 2 và cách giải thích “bất nhất” của lãnh đạo huyện, xã nơi đê bị vỡ, ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão TP Hà Nội đã có câu trả lời khiến mọi người có mặt trong cuộc họp… bật cười.

Trưa 12/10, UBND xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ cho biết, vào khoảng 6h cùng ngày, đê Hữu Bùi (thuộc xã Hoàng Văn Thụ và xã Tân Tiến) đã bị vỡ.

Tuy nhiên, trả lời trên báo chí sau đó, cả Chủ tịch UBND huyện và Bí thư huyện Chương Mỹ đều bác bỏ thông tin vỡ đê Hữu Bùi.

Ông Lê Trọng Khuê, Bí thư huyện Chương Mỹ cho rằng: “Quá trình tràn nước có thể có những điểm sạt, chứ không có chuyện vỡ đê. Việc cho tràn nước này nằm trong phương án tính toán của huyện”.

Sự cố vỡ đê sông Bùi 2 (thuộc xã Hoàng Văn Thụ và xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) xảy ra vào sáng 12/10 khiến đoạn đường liên xã ngập sâu.

Còn báo cáo trực ban của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, phát đi sáng 13/10 lại khẳng định: “Tại Hà Nội, các tuyến đê dưới cấp III đã bị tràn 11 đoạn với tổng chiều dài khoảng 13.950m tại các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai; vỡ đê Bùi huyện Chương Mỹ (bao ngăn lũ núi) dài 15 m. Địa phương đã di dời 70 hộ dân vùng ngập đến nơi an toàn”.

Phát biểu tại cuộc họp chiều 13/10, ông Đỗ Đức Thịnh - Chi cục trưởng Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão TP Hà Nội - giải thích: “Tại bản tin chiều tối 12/10 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã đề cập đến việc có hay không vỡ đê Hữu Bùi.

Vùng Hữu Bùi là vùng chứa lũ và trong việc bảo vệ đê, chỉ bảo vệ đê Tả Bùi chứ không bảo vệ đê Hữu Bùi. Đê Hữu Bùi chỉ được đắp đến cao trình dương 6,5m và khi mực nước sông Bùi vượt 6,5 m – nghĩa là chuẩn bị vượt mức báo động 3, thì sẽ cho nước tràn qua đê Hữu Bùi”.

Ông Thịnh cho rằng, nếu nói vỡ đê thì chưa hẳn đúng, mà đây là trong quá trình nước tràn thì một điểm đê yếu, bị mất chân thì nó phá luôn cả điểm đó. Nước sau đó tràn vào vùng chứa lũ và chúng ta đã chủ động đưa nước vào bờ Hữu của sông Bùi để đảm bảo an toàn cho đê Tả Bùi. Việc vỡ này hay còn gọi tràn để vỡ chân đê là có chủ động và vào vùng chứa lũ chứ không phải vùng được bảo vệ tuyệt đối

“Đêm 11, rạng sáng 12/10, đê Hữu Bùi đã tràn 9.900m toàn tuyến. Trong quá trình tràn thì khoảng 6h ngày 12/10, có 2 đốt bê tông được gia cố cho dân đi, trong quá trình tràn thì bị sạt phần chân. Và với áp lực nước cuốn trôi 2 đoạn bê tông, với chiều dài khoảng 10m" – ông Thịnh phân tích.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.