Chuyên gia đề xuất ứng dụng công nghệ mới để sửa chữa Cầu Thăng Long

GD&TĐ - Giải pháp sửa chữa mặt Cầu Thăng Long bằng kết cấu mặt cầu liên hợp nhẹ đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao nhất, đó là sử dụng đinh neo hàn bằng công nghệ Plasma để liên hợp mặt bản thép với bê tông siêu tính năng

Các chuyên gia kiểm tra thực tế hiện trường Cầu Thăng Long
Các chuyên gia kiểm tra thực tế hiện trường Cầu Thăng Long

Ngày 9/12, Tổng cục đường bộ (Bộ Giao thông Vận tải), phối hợp với Trường ĐH Giao thông vận tải tổ chức hội thảo “Ứng dụng công nghệ hàn đinh Neo Plasma và bê tông siêu tính năng (UHPC Rn 120 MPA) trong dự án sửa chữa Cầu Thăng Long (Hà Nội).

Tại hội thảo, GS.TS Trần Đức Nhiệm – đại diện nhóm tư vấn đến từ Trường ĐH Giao thông vận tải cho biết, Cầu Thăng Long dựợc xây dựng từ năm 1974 và hoàn thành vào năm 1985 với nhịp chính vượt sông: dài 1.680m, gồm 15 nhịp giàn thép với 2 tầng cầu đuờng ô tô và cầu dường sắt.

Sau một thời gian dài khai thác, phần mặt đường ô tô trên cầu chính đã xuất hiện các hư hỏng, phải có những sửa chữa lớn, triệt để, đảm bảo khả năng khai thác và độ bền của công trình.

GS.TS Trần Đức Nhiệm phát biểu tại hội thảo
GS.TS Trần Đức Nhiệm phát biểu tại hội thảo

Tuy nhiên, theo GS.TS Trần Đức Nhiệm, từ sau lần sửa chữa lớn (năm 2009) và các sửa chữa cục bộ, đến nay các hư hỏng mặt cầu trong phạm vi giàn thép vẫn chưa được khắc phục triệt để lảm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây bức xúc dư luận...

Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, phối hợp với các chuyên gia, các cơ quan nghiên cứu khoa học gồm: Trường ĐH Giao thông vận tải; Hội Bê tông Việt Nam; các đơn vị tư vấn lớn trong và ngoài nước..., tổ chức các hội thảo, lập đoàn tham quan học tập kinh nghiệm tại các công trình đã dược sửa chữa thành công ở nước ngoài để tìm giải pháp phù hợp cho Dự án, nhằm đảm bảo bền vững và khai thác ổn định lâu dài.

Trên cơ sở kết quả phân tích nguyên nhân hư hỏng, nghiên cứu so sánh các phương án và tổng hợp kinh nghiệm sửa chữa mặt cầu thép trên thế giới cho thấy, giải pháp sửa chữa mặt Cầu Thăng Long bằng kết cấu mặt cầu liên hợp nhẹ đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao nhất, đó là sử dụng đinh neo hàn bằng công nghệ Plasma để liên hợp mặt bản thép với bê tông siêu tính năng (UHPC bê tông cường độ cao trên 120 MPA, sử dụng cốt thép sợi phân tán).

“Về nguyên lý, đây là giải pháp thiết kế kinh điển trong xây dựng cầu, kết cấu bê tông liên hợp với bản thép thông qua hệ thống đinh neo, chỉ khác ở chỗ sử dụng công nghệ hàn đinh Plasma để không ảnh hưởng đến bản thép và sử dụng bê tông siêu tính năng UHPC, giảm chiều dày bản bê tông xuống còn 5 - 6cm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ