Bộ Công thương lí giải việc tăng giá điện từ 20/3

GD&TĐ - Chiều 20/3, Bộ Công Thương tổ chức họp báo, công bố tăng giá điện thêm 8,36%. Theo đó, giá điện mới là 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), có hiệu lực kể từ 20/3. 

Lãnh đạo Bộ Công Thương cung cấp thông tin tại họp báo
Lãnh đạo Bộ Công Thương cung cấp thông tin tại họp báo

Với việc tăng giá điện kể từ hôm nay, ông Đinh Quang Tri (Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam- EVN) cho rằng hộ dùng nhiều điện sẽ phải tiết kiệm điện hơn nếu không muốn phải trả nhiều tiền điện (vẫn tính giá lũy tiến).

Thậm chí, theo ngành điện, tăng giá điện ảnh hưởng đến khách hàng sử dụng nhiều điện, hộ dùng nhiều điện phải trả thêm tiền điện đồng nghĩa với việc hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ dùng ít điện và đây là cách tính hợp lý.

Hiện Nhà nước đang hỗ trợ tiền điện mỗi tháng khoảng 50 nghìn đồng/hộ nghèo, hộ chính sách.

Bộ Công Thương khẳng định tiếp tục duy trì tính giá điện bậc thang là cần thiết, sẽ tính toán thêm về việc điều chỉnh các bậc thang giá điện cho hợp lý.

Cũng theo Bộ Công Thương, các phương án giá điện đã được báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tại cuộc họp Thường trực Chính phủ.

Tăng giá điện thêm 8,36%, Tổng cục Thống kê tính toán CPI năm 2019 sẽ tăng trong khoản 3,3- 3,9%. Mức tăng CPI này do việc điều chỉnh giá điện được cho là vẫn đảm bảo mục tiêu CPI năm nay.

Lãnh đạo EVN cho biết muốn đẩy mạnh điện mặt trời áp mái, khuyến khích người dân sử dụng điện mặt trời áp mái, đồng nghĩa với việc hạn chế bớt sử dụng điện cung ứng bởi EVN. Thực hiện cơ chế giá theo thị trường, EVN mua điện lại của các nhà máy điện rồi bán ra cho hộ dùng điện.

Ngành điện thông tin rằng hiện tại không đủ than trong nước để cung cấp cho các nhà máy điện than, phải nhập khẩu. Dù giá than trong nước vẫn thấp hơn giá than nhập khẩu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ