“Xóa” đường dây tội phạm người Trung Quốc lừa đảo qua mạng

Nhập cảnh vào Việt Nam, rồi thông qua Internet để thực hiện các cuộc gọi về Trung Quốc nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tiền ở quê nhà - hơn 20 đối tượng người Trung Quốc vừa bị Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Việt Nam phối hợp với Công an TPHCM bắt giữ.

Một số đối tượng bị bắt giữ
Một số đối tượng bị bắt giữ

Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) vừa ra thông báo cho biết, các đơn vị nghiệp vụ của Tổng cục đã phối hợp với Bộ Công an Trung Quốc xác lập chuyên án đấu tranh triệt phá đường dây tội phạm quy mô, nhập cảnh vào Việt Nam để hoạt động phạm tội nhằm vào công dân Trung Quốc đang cư trú ở quê nhà.


Nhóm đối tượng trong đường dây này thuê trọ tại 2 địa chỉ: tòa nhà Everrich thuộc phường 15 (Tân Bình) và chung cư Bình Dân thuộc phường 11 (quận 5, TPHCM). 

Từ đây, họ thực hiện các cuộc gọi mạo danh Công an, Viện Kiểm sát Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân Trung Quốc.

Trên cơ sở tài liệu, chứng cứ thu thập, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp với các đơn vị chức năng đã triển khai kế hoạch phá án. 

Chiều 21/5, một tổ công tác đã tiến hành khám xét khẩn cấp tại phòng 1, tầng 26, tháp R1, tòa nhà Everrich; bắt quả tang 19 đối tượng, trong đó có 12 đối tượng quốc tịch Đài Loan (Trung Quốc), 7 đối tượng người Trung Quốc đang sử dụng Internet thực hiện cuộc gọi mạo danh cán bộ các cơ quan thực thi pháp luật Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân Trung Quốc. 

Tang vật thu giữ gồm 21 điện thoại di động, 6 máy tính xách tay, 33 điện thoại Voip, 8 bàn phím máy tính… cùng nhiều sổ ghi chép, kịch bản lừa đảo.

Kiểm tra hành chính 2 căn phòng ở chung cư Bình Dân, lực lượng chức năng phát hiện 5 đối tượng người Trung Quốc đang sử dụng 6 máy tính xách tay, hàng trăm sim điện thoại di động, hàng chục giấy Chứng minh nhân dân và thẻ ngân hàng của nhiều công dân Trung Quốc cùng nhiều thiết bị điện tử để thực hiện chuyển, nhận tiền do hoạt động lừa đảo mà có.

Bước đầu, các đối tượng khai nhận, đã được thuê nhập cảnh vào Việt Nam và được đào tạo để thực hiện các kịch bản lừa đảo. Thông tin người bị hại (chủ yếu về nhân thân và tài chính) được “sưu tầm” trên mạng. 

Khi thực hiện trót lọt hành vi phạm tội, việc chuyển tiền sẽ được gửi đến nhiều tài khoản khác nhau theo yêu cầu của đối tượng thuê. Đáng chú ý, số đối tượng bị bắt khai không hề biết người thuê họ sang Việt Nam đang ở đâu.

Theo anninhthudo.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.