""Tỷ phú chân đất"" nuôi kiến tạo trầm hương thu hàng chục tỷ đồng

Với khoảng trên 3.000 cây dó đang đến tuổi thu hoạch, ông Khoan đang nắm trong tay tài sản hàng chục tỷ đồng. 

Ông Khoan bên những Khô mộc có giá hàng trục triệu.
Ông Khoan bên những Khô mộc có giá hàng trục triệu.

Ông cho biết, chế phẩm vi sinh giúp quá trình tích tụ trầm trên cây dó nhanh, chất lượng trầm thuộc loại 5 đến loại 3 nên có giá bán bình quân khoảng từ 2 - 5 triệu đồng/kg.

Cái khó bó cái khôn

“Tỷ phú chân đất” Trương Thanh Khoan (61 tuổi, ngụ xã Phú Sơn, Tân Phú, Đồng Nai) sau hơn 17 năm băng rừng, lội suối, vào tận chốn thâm sơn cùng cốc, luôn phải đối diện hiểm nguy để tìm trầm đã tự nghĩ ra cách tạo trầm ngay trong vườn nhà của mình.

Bởi sau những năm tháng nuôi hi vọng đổi đời nhưng những thứ ông tìm được chỉ là những mẩu trầm nhỏ nên ông đã mong muốn phải tự làm ra trầm ngay trên mảnh vườn của mình.

Từ năm 2000, ông Khoan vào rừng tìm cây dó bầu con (loại cây dùng để cấy tạo trầm hương) mang về trồng và vận dụng những kĩ năng có được trong quá trình tìm trầm suốt 17 năm để tạo trầm trên cây dó. Là người đầu tiên trong vùng trồng loại cây này để tạo trầm hương nên nhiều người dân cho rằng tôi gàn dở.

Bởi theo tất cả mọi người tìm được trầm đã khó, trồng trầm càng khó hơn nên họ không tin những gì mà ông Khoan đang làm. Ông Khoan cho biết thêm, khi cây dó lớn, đường kính thân cây từ 10 - 15 cm là lúc ông bắt đầu áp dụng các phương pháp cấy trầm nhân tạo bằng cách bơm chất hóa học vào thân cây nhưng kết quả thu được chỉ là con số “không” và thuốc hóa học ấy có khi chỉ là thuốc giả.

Không nản lòng trước thất bại, ông Khoan đã mày mò, tìm phương pháp mới để tạo trầm. Ông chuyển sang dùng hỗn hợp được làm ra từ mật mía, cám ngô, tinh dầu dừa… để kích thích quá trình tạo trầm trong cây. Chế phẩm sinh học này an toàn và có tác động đến sự hình thành trầm trên cây dó bầu nhưng kết quả thu được chưa cao.

""Tỷ phú chân đất"" nuôi kiến tạo trầm hương thu hàng chục tỷ đồng ảnh 1

Những cây dó đến thời kỳ tạo trầm.

Ông Khoan nhớ lại một hôm, ông rong ruổi trong vườn thì phát hiện trên thân một cây dó bị kiến đục khoét làm tổ. Các đường vân gỗ quanh tổ kiến có màu dầu đen bóng như trầm hương tự nhiên.

Thấy vậy, ông Khoan liền lấy dao, nạo một mảnh nhỏ đem đốt thì mảnh gỗ tỏa mùi hương trầm ngào ngạt. Kể từ đó ông Khoan nảy ý định “thuần dưỡng” kiến để tạo trầm vừa an toàn vừa hiệu quả.

Thấy đàn kiến giúp tạo trầm hiệu quả nên ông Khoan liền khăn gói vào rừng để “thu phục” kiến. Sau một tháng rong ruổi, ông Khoan đã đưa về hàng chục tổ kiến để nuôi và bắt đầu tạo trầm theo phương pháp mới.

Ông cho biết: “Kiến tạo ra chất giúp quá trình hình thành trầm trên cây dó nhanh hơn bất cứ phương pháp nào. Vậy nhưng, nếu lạm dụng, nuôi kiến trên cây thì hiệu quả tạo trầm chỉ đạt tỷ lệ khoảng từ 2 đến 3%”.

Ông Khoan bật mí, kiến ăn các loại thực vật và tạo ra chất lỏng có màu giống mật mía. Loại chất lỏng này kết hợp cùng chế phẩm được làm từ mật mía, mật ong, cám ngô, tinh dầu dừa sẽ thúc đẩy quá trình lên men và tạo ra chế phẩm vi sinh.

Khi chế phẩm vi sinh này được bơm vào vết thương trên cây dó khiến cây dó phải tiết ra một loại kháng sinh để bọc vết thương, kháng khuẩn và sự “tương tác” này là điều kiện tạo trầm trên cây dó.

Theo ông Khoan thì chế phẩm vi sinh do ông chế ra có thể tạo ra trầm loại 3 - 4 trong khi các chế phẩm hóa học khác chỉ cho kết quả trầm loại 5 - 6 (theo xếp loại, trầm loại 1 có màu đen bóng, mùi thơm như trầm tự nhiên, giá trị kinh tế cao. Trầm 5 – 6 kém chất lượng hơn nên mỗi kg khoảng 2 – 3 triệu đồng).

Ông Khoan nói: “Chế phẩm vi sinh của tôi còn góp phần rút ngắn thời gian tạo trầm từ 12 - 18 tháng xuống còn 6 đến 9 tháng mà chất lượng trầm không hề thay đổi”. 

Sau nhiều lần thử nghiệm thành công, ông Khoan đã áp dụng cách tạo trầm trên vào sản xuất 5 héc ta diện tích dó bầu và đạt hiệu quả cao.

Đến tháng 6/2014, “phương pháp kích thích và chế phẩm vi sinh kích thích cây dó để tạo trầm hương” của ông Khoan đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và chứng nhận bằng độc quyền sáng chế.

Bỗng chốc thành tỷ phú

Với khoảng trên 3.000 cây dó đang đến tuổi thu hoạch, ông Khoan đang nắm trong tay tài sản hàng chục tỷ đồng. Ông cho biết, chế phẩm vi sinh giúp quá trình tích tụ trầm trên cây dó nhanh, chất lượng trầm thuộc loại 5 đến loại 3 nên có giá bán bình quân khoảng từ 2 - 5 triệu đồng/kg.

“Trầm do tôi tạo nên không có hóa chất độc hại nên làm ra đến đâu có người mua đến đấy. Không chỉ trong nước mà các đối tác ở Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản… cũng tìm về tận vườn để đặt hàng. Nhiều danh y trong nước cũng tìm đến mua trầm hương về chế thuốc” – Ông Khoan cho hay.

Ông Khoan còn chế tác sản phẩm thành cây cảnh, khô mộc dùng để trưng bày. Theo ông Khoan, dòng sản phẩm này hiện được rất nhiều người ưa chuộng và có giá không hề rẻ. 

Mỗi khô mộc trưng bày có chiều cao từ 1 – 1,5m có giá trên dưới 20 triệu đồng. Đối với những cây có nhiều điểm tích tụ trầm, màu sắc đẹp, thế đẹp thì có giá từ 50 - 100 triệu đồng.

""Tỷ phú chân đất"" nuôi kiến tạo trầm hương thu hàng chục tỷ đồng ảnh 2

Khô mộc có giá 50 triệu đồng.

Ông thổ lộ: “Khô mộc trầm có giá trị cao gấp nhiều lần nên tôi thường nghiên cứu cách tạo dáng cho mỗi thân. Hiện tại, tôi đang tạo trầm theo hình dáng rồng cuộn và các thế “độc” khác để tăng cao giá trị cho sản phẩm”.

Để tận thu nguồn nguyên liệu trầm hương, ông Khoan cũng tiến hành xây dựng lò chưng cất tinh dầu trầm. Đây là tinh dầu được dùng làm dược liệu chữa bệnh và phục vụ công nghiệp mỹ phẩm có giá mỗi lít từ 5.000 - 10.000 USD (khoảng 100 - 200 triệu đồng/một lít).

Ông Khoan cho hay, sau khi đục đẽo, phân loại sản phẩm trầm thì những thớ gỗ dó bầu có trầm kém hơn sẽ được xay nhuyễn rồi cho vào nồi chưng cất. Quá trình này vừa không tốn chi phí sản xuất vừa loại bỏ gỗ dó bầu thừa lại vừa cất được tinh dầu trầm với giá trị cao.

Theo nguoiduatin.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…