“Siêu” dự án nhà máy thép Vạn Lợi bán đấu giá hơn 200 tỷ

GD&TĐ - Dự án thép Vạn Lợi, thuộc Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng nhưng đã “chết yểu” gần chục năm nay, giờ đưa ra đấu giá bán khởi điểm 100 tỷ đồng, kết quả đã bán được hơn 200 tỷ đồng sau 11 vòng trả giá.

"Siêu" dự án thép Vạn Lợi nay chỉ còn đống sắt vụn.
"Siêu" dự án thép Vạn Lợi nay chỉ còn đống sắt vụn.

Ngày 26/4, tại trụ sở UBND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Công ty đấu giá hợp danh Hồng Lĩnh đã tổ chức bán đấu giá tài sản Nhà máy thép Vạn Lợi. 

Buổi đấu giá Nhà máy thép Vạn Lợn có 23 khách hàng tham gia. Giá khởi điểm 108.765.800.000 đồng, mỗi bước giá là 300 triệu đồng.

Cuộc đấu giá nhà máy kéo dài đến 11 vòng đấu. Khách hàng trúng đấu giá là Công ty TNHH đầu tư phát triển kho bãi Nhơn Tân, có trú sở ở TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trúng thầu khi trả 205.065.800.000.

Khách hàng trúng đấu giá Nhà máy thép Vạn Lợi hơn 205 tỉ đồng
Khách hàng trúng đấu giá Nhà máy thép Vạn Lợi hơn 205 tỉ đồng 

Dự án Nhà máy Gang thép Vạn Lợi do Công ty CP Gang thép Hà Tĩnh làm chủ đầu tư (trong đó 2 cổ đông lớn nhất là Công ty TNHH Vạn Lợi (Ba Đình - Hà Nội) với tỷ lệ góp vốn 64% và Công ty Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành (Đống Đa - Hà Nội) góp vốn 34%). Có 3 ngân hàng lớn vốn Nhà nước có chi nhánh tại Hà Tĩnh hùn vốn đầu tư gồm: Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - VCB.

Tọa lạc trên vùng đất rộng 25,8 ha tại Khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), theo kế hoạch Dự án khởi công vào tháng 8/2008 với công suất 250.000 tấn/năm (giai đoạn 1), sau đó nâng cấp lên 500.000 tấn/năm. Tháng 2/2010 lắp đặt dây chuyền thiêu kết – luyện gang giai đoạn 1; tháng 7/2008 đến tháng 8/2010 lắp đặt toàn bộ thiết bị, tháng 3/2010 sản xuất thử ra phôi gang và tháng 8 ra phôi thép thương phẩm.

Theo giấy chứng nhận đầu tư, dự án này có tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh lên gần 2.000 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã giải ngân gần 1.000 tỉ đồng, trong đó hơn 750 tỷ đồng vay từ 3 ngân hàng trên…

Các vòng đấu giá
Các vòng đấu giá 

Đầu năm 2019, Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Kỳ Anh thẩm định tài sản nhà máy này chỉ còn hơn 108,6 tỉ đồng, rất nhiều thiết bị nhập về phơi sương nắng nay hoen gỉ và được thẩm định bằng giá sắt vụn.

Những tưởng dự án sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh nói riêng, cả nước nói chung, tạo công ăn việc làm cho khoảng 1.200 lao động địa phương nhưng từ năm 2010 công ty đã dừng việc thi công và bỏ hoang từ đó đến nay. Do dự án bỏ hoang quá lâu, đến tháng 5/2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định thu hồi đất, thu hồi giấy chứng nhận cho phép đầu tư nhà máy. Đồng thời, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với một số cơ quan chức năng xử lý việc thanh lý dự án, tháo dỡ máy móc, thiết bị...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.