Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc

Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm

Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc

Theo phản ánh của ông Nguyễn Viết Mại (tỉnh Quảng Bình), một giáo viên của trường ông có hộ khẩu thường trú tại xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, năm 2004, được điều động đến xã Hải Ninh là xã bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn.

Tháng 8/2016, được điều động về công tác tại Trường Tiểu học Duy Ninh, xã Duy Ninh (vùng thuận lợi), huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình và thôi hưởng các chế độ của xã đặc biệt khó khăn.

Tháng 1/2017, xã Duy Ninh được công nhận là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

Ông Mại hỏi, trường hợp giáo viên này có được tiếp tục hưởng chế độ phụ cấp thu hút và các chế độ khác theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP và Nghị định số 19/2013/NĐ-CP không?

Về vấn đề này, UBND tỉnh Quảng Bình trả lời như sau:

Về phụ cấp thu hút

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ thì: “Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm”.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/2/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn thì:

“nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã hết thời hạn công tác theo quy định nhưng cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền chưa sắp xếp, luân chuyển công tác về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn thì tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), nhưng thôi không hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Điều 5 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP”.

Đối chiếu với quy định trên, trường hợp giáo viên mà ông Mại hỏi có thời gian công tác tại địa bàn xã Hải Ninh từ năm 2004 đến tháng 8/2016, đã hưởng chế độ phụ cấp thu hút đủ 5 năm nên sau khi được điều động về Trường Tiểu học Duy Ninh (nơi có hộ khẩu thường trú trước khi chuyển đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn), không được tiếp tục hưởng phụ cấp thu hút, kể cả khi địa bàn Trường Tiểu học Duy Ninh, xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn tại Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/1/2017.

Về phụ cấp công tác lâu năm

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ: “Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn như sau:

Mức 0,5 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm; Mức 0,7 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm; Mức 1,0 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.

Đối chiếu với quy định nêu trên, giáo viên đó tiếp tục được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

Thời gian hưởng là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn (là thời gian công tác tại xã Hải Ninh cộng với thời gian công tác tại xã Duy Ninh kể từ sau ngày 25/1/2017).

Theo Chinhphu.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.