Lợi thế lớn
Cụ thể theo khảo sát hàng năm về chỉ số GRDI này của A.T. Kearney, năm nay Việt Nam chỉ đứng sau các thị trường lớn là Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE). Việt Nam đã vượt các thị trường đông dân như Indonesia (vị trí trứ 8), hay các nước có thị trường bán lẻ tốt trong những năm qua như Thái Lan (thứ 30), Philippines (vị trí 18), Kazakhstan (thứ 16), Saudi Arabia (thứ 11)...
Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng và tăng bậc về chỉ số bán lẻ trong năm nay được cho là do một phần các luật đầu tư thông thoáng đã góp phần thúc đẩy sự hấp dẫn của Việt
A.T. Kearney cho rằng kết quả khảo sát là minh chứng cho thấy thị trường bán lẻ Việt Nam đang hấp dẫn trở lại đối với các nhà đầu tư nước ngoài, bởi Việt Nam đã tuột khỏi danh sách 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới trong năm 2012, trong khi từng đứng đầu danh sách này trong năm 2008, xếp vị trí thứ 6 trong năm 2009, thứ 14 trong năm 2010 và thứ 23 trong năm 2011.
Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng và tăng bậc về chỉ số này trong năm nay được cho là do một phần các luật đầu tư thông thoáng đã góp phần thúc đẩy sự hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà bán lẻ nước ngoài. Cụ thể, theo A.T. Kearney, Chính phủ đã cho phép 100% quyền sở hữu của các nhà bán lẻ nước ngoài từ năm 2015 (thực tế là từ ngày 1/1/2009 Việt Nam đã cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ) và chính sách ưu đãi tiếp tục thu hút họ.
Điều này thể hiện qua sự tăng trưởng 12,5% trong đầu tư nước ngoài vào năm 2016. Theo hãng tư vấn này, một hiệp định thương mại tự do gần đây được ký kết với Liên minh châu Âu dự kiến sẽ đẩy mạnh hơn nữa đầu tư vào Việt Nam…
Trên thực tế, các số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy doanh số bán lẻ trong nước liên tục tăng cao trong những năm qua. Cụ thể theo Tổng cục Thống kê, khép lại năm 2016, doanh thu bán lẻ hàng hóa cả nước ước tính đạt 2.670.500 tỉ đồng (tương đương khoảng 118 tỉ đô la Mỹ), tăng 10,2% so với năm trước. Kết quả doanh thu và mức tăng trưởng này được giới phân tích nhận định là khá cao so với nhiều thị trường khác trong khu vực.
Cần có chiến lược dài hạn
Trong các khảo sát của A.T. Kearney hay các báo cáo của Tổng cục Thống kê đều dành những sự đánh giá cao về đóng góp cũng như tiềm năng của thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam. Cụ thể theo kết quả khảo sát nền kinh tế trong nước 6 tháng đầu năm 2016, cơ quan thống kê quốc gia cho rằng thương mại điện tử cũng đóng góp đáng kể.
Thế nhưng trên thực tế, dù dự báo cho rằng doanh số bán hàng ở lĩnh vực bán lẻ trực tuyến nước ta dự kiến sẽ tăng 22% trong năm 2017, nhưng cũng chỉ chiếm 1,2% tổng số bán lẻ vào cuối năm này.
Theo Tổng cục Thống kê, khép lại năm 2016, doanh thu bán lẻ hàng hóa cả nước ước tính đạt 2.670.500 tỉ đồng (tương đương khoảng 118 tỉ đô la Mỹ), tăng 10,2% so với năm trước. Kết quả doanh thu và mức tăng trưởng này được giới phân tích nhận định là khá cao so với nhiều thị trường
Đó thực sự là một con số quá khiêm tốn, khi biết rằng bán lẻ trực tuyến đang dần trở thành xu thế chủ đạo ở nhiều quốc gia trên thế giới, khi mà thương mại trực tuyến đang dần chiếm ưu thế với sự hỗ trợ của mạng internet và sự bùng nổ của các thiết bị kỹ thuật số di động.
Đáng chú ý, thay vì tập trung vào các mặt hàng hay lập các chiến lược tiếp cận khách hàng như các mà giới kinh doanh bán lẻ trực tuyến trên thế giới, dù tư nhân hay doanh nghiệp lớn, đã và đang triển khai khá hiệu quả, thì giảm giá trực tuyến và các chương trình khuyến mãi vẫn đang là biện pháp hữu hiện nhất để thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến ở Việt Nam.
Không phải vô cớ mà AT Kearney đưa ra cảnh báo: Các doanh nghiệp sẽ phải cẩn thận và đưa ra chiến lược dài hạn để duy trì sự tăng trưởng này mà không phải giảm giá lớn. Trong thuyết trình báo cáo thống kê của hãng, ông Soon Ghee Chua - Trưởng khu vực Đông Nam Á của AT Kearney – cũng lưu ý: Tình hình cho thấy ngày càng có những doanh nghiệp mới gia nhập vào mảng kinh doanh này và các nhà đầu tư đang đặt cược nhiều vào thị trường được cho là đang phát triển nhanh chóng như Việt Nam, nhưng chiến lược phát triển của phần lớn doanh nghiệp lại khá mơ hồ.
Minh chứng cho điều này, AT Kearney cho rằng về cơ bản, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá còn rất nhiều tiềm năng, vì kênh phân phối bán lẻ hiện đại (trong đó có kênh trực tuyến) mới chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ và phần lớn các siêu thị và trung tâm thương mại chỉ tập trung tại các thành phố lớn. Chính vì thế, có thể nói thị phần bán lẻ hiện đại Việt Nam còn đang bị bỏ ngỏ khá nhiều.
Mỗi ngày, khi facebook của ai đó được mở ra để giải trí, hay đơn thuần ai đó vào mạng để đọc báo, nghe nhạc... thì thế giới mua bán trực tuyến ngay lập tức tiếp cận người sử dụng internet để tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm các cơ hội bán hàng.
Cũng không thua kém gì hình thức mua bán trực tuyến đang phát triển rầm rộ trên thế giới, tại Việt Nam, một người ngồi ở nhà chỉ với điện thoại hay máy vi tính kết nối internet cũng dễ dàng mua trực tuyến cái tivi, tủ lạnh, quần áo, tour du lịch... hay thậm chí chỉ cần mua một vài gói bột giặt, rau quả, thịt cá...