Thể hiện đậm hơn vai trò giám sát, phản biện xã hội

Thể hiện đậm hơn vai trò giám sát, phản biện xã hội

(GD&TĐ)-Góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ông Nguyễn Túc - Nguyên UV Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cho rằng, phần về Mặt trận thực hiện phản biện xã hội và giám sát của nhân dân cần phải được viết đậm hơn nữa.

Ông Nguyễn Túc. Ảnh: gdtd.vn
Ông Nguyễn Túc. Ảnh: gdtd.vn

“97% những vụ tham nhũng là do dân phát hiện ra, điều đó chứng tỏ giám sát của nhân dân là quan trọng, không gì thay được sự giám sát của dân mà sự giám sát của dân chính là thông qua Mặt trận. Trong Hiến pháp lần này, phần viết về Mặt trận thực hiện phản biện xã hội và giám sát của nhân dân cần phải viết đậm hơn và từ đó trong những Luật con thể hiện nội dung này phải viết rõ hơn” - ông Nguyễn Túc góp ý.
 
Nhấn mạnh thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Túc cho rằng: Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này, điều tôi còn trăn trở là nội dung quyền làm chủ của người dân vẫn chưa được thể hiện rõ. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước cũng chỉ là biện pháp để cho dân làm chủ là chính, mà biện pháp đó để chủ thể là dân làm chủ chưa  thấy rõ. Cách viết của chúng ta chưa thể hiện bật lên được mọi quyền lực thuộc về dân. Vì vậy, cần phải thông qua ý kiến của dân đóng góp vào dự thảo Hiến pháp để điều chỉnh lại giữa 3 bộ phận hợp thành hệ thống chính trị đó tốt hơn.

Cũng theo ông Nguyễn Túc, việc giám sát, phản biện xã hội, ngoài quy định rõ trong Hiến pháp cần phải được luật hóa. Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật – muốn như thế phải có luật về Đảng. Từ đó, cùng với luật về Đảng phải có luật về phản biện xã hội để phát huy quyền làm chủ của người dân, để dân nói lên được tiếng nói của mình và có những ý kiến về vấn đề quản lý của Nhà nước, của Đảng trong tình hình hiện nay; đồng thời, qua luật đó ngăn chặn những kẻ lợi dụng dân chủ để làm bậy.

Trả lời về thời gian sửa đổi Hiến pháp, ông Nguyễn Túc cho rằng, nếu chúng ta không sửa đổi Hiến pháp trong năm nay sẽ liên quan đến một loạt các vấn đề khác, luật khác. Hơn nữa, năm tới, chúng ta phải chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 12, nếu sửa đổi Hiến pháp được cũng là nội dung rất quan trọng để xây dựng đề cương báo cáo cho Đại hội Đảng.

Ông Lê Truyền. Ảnh: gdtd.vn
Ông Lê Truyền. Ảnh: gdtd.vn

Về vấn đề giám sát và phản biện xã hội, đồng tình với ý kiến trên, nguyên Phó Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Lê Truyền nói rõ: Trong Điều 9 nói về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp nói rõ vai trò, vị trí và những công việc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong đó có giám sát, phản biện xã hội là vấn đề mới. Tuy nhiên, cũng cần phải làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận với các cấp chính quyền; giữa Mặt trận với nhân dân, trong đó không nên bỏ điều hết sức quan trọng là Mặt trận là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

“Mọi tầng lớn nhân dân, các nhóm xã hội điều có tổ chức và họ vào tổ chức đó một cách tự nguyện nhằm mưu cầu nguyện vọng. Nếu Mặt trận không có quyền đại diện cho lợi ích và quyền hợp pháp của nhân dân thì lý do tồn tại của anh sẽ là gì?” – ông Lê Truyền bày tỏ.

Ông Lê Truyền nhấn mạnh thêm: Giám sát và phản biện xã hội chính là công việc để bảo đảm các cơ quan và những người lãnh đạo kịp thời phát hiện sửa chữa những điều đưa ra không phù hợp với nguyện vọng và mong muốn của nhân dân, và theo tôi đây là hoạt động bắt buộc đối với các cơ quan lãnh đạo. Bắt buộc bởi muốn đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn phải lắng nghe được tiếng nói của nhân nhân, tức là thực sự tôn trọng ý kiến của nhân dân. Về mặt lý thuyết, việc giám sát, phản biện không có gì là mới, cái mới là có quy trình, cơ chế để việc làm đó thực sự có chất lượng.

Cũng ủng hộ cần sớm của luật về Đảng trong quá trình thực thi Hiến pháp mới, ông Lê Truyền cho biết: Tôi đồng ý Điều 4 Hiến pháp, Đảng phải hoạt động theo pháp luật, tức là mở ngỏ để rồi phải có luật về Đảng, khẳng định điều là Đảng lãnh đạo nhưng lãnh đạo như thế nào thể hiện đúng khuôn khổi pháp luật của nhà nước ta.

Về thời gian lấy ý kiến sửa đổi Dự thảo Hiến pháp, ông Lê Truyền đề nghị nên kéo dài: “Đợt lấy ý kiến nhân dân tham gia vào sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là đợt sinh  hoạt chính trị pháp lý rất rộng lớn. Hiến pháp là cơ sở pháp lý để chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới, trong đó có điều rất quan trọng là tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị của đất nước, mở rộng quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo cho quyền của nhân dân được thực hiện ở tất cả mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Bản Dự thảo lần này đã có nhiều tiến bộ. Tôi cảm nhận đây là đợt nhận được sự hưởng ứng nhiều nhất trong các đợt tham gia lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp từ trước đến nay. Chính vì vậy, tôi đề xuất với Quốc hội nên kéo dài thời gian để tiếp tục lấy được nhiều ý kiến của các tầng lớp nhân dân hơn nữa và cũng tạo điều kiện cho Ủy ban sửa đổi Hiếp pháp có cơ hội tiếp nhận một cách đầy đủ, chính xác những ý kiến đóng góp của nhân dân”. 

Hiếu Nguyễn (ghi)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.