Tu-95 “Bear”: 66 năm trên bầu trời

GD&TĐ - Những năm gần đây trong lực lượng Không quân Hoa Kỳ lan truyền câu chuyện cười: “Khi ông của tôi bay trên tiêm kích F-4 Phantom II, ông được giao nhiệm vụ đánh chặn Tu-95. Khi bố của tôi bay trên F-15 Eagle, ông cũng được giao nhiệm vụ đánh chặn Tu-95. Bây giờ tôi đang bay trên F-22 Raptor và tôi cũng phải đánh chặn Tu-95”. 

Tu-95 “Bear”: 66 năm trên bầu trời

Trên thực tế đây cũng không hoàn toàn là một câu chuyện đùa. Máy bay ném bom chiến lược động cơ tua bin cánh quạt Xô Viết/Nga là máy bay hiện nay đã có tuổi đời rất lâu với 66 năm bay trên bầu trời và sẽ còn hơn thế nữa.

Tu-95 là một chiếc máy bay thuộc lớp động cơ tua bin cánh quạt có tốc độ nhanh nhất trên thế giới và duy nhất trên thế giới một loại máy bay ném bom, mang tên lửa được trang bị động cơ cánh quạt đến thời điểm này. Chuyến bay của Tu-95 được tiến hành thử nghiệm vào ngày 12/10/1952. Tháng 10/2018 kỷ hiệm 66 năm tính từ chuyến bay đầu tiên, thời điểm máy bay cất cánh lên bầu trời.

 

Ngày nay có thể nói rằng chiếc máy bay ném bom “bất tử Tu-95” đã trở thành một huyền thoại đương đại. Tu-95 là một chiếc máy bay khổng lồ sử dụng động cơ tua bin cánh quạt có khả năng bay hơn 10 000 km và mang theo 12 tấn bom xuất hiện sau năm 1951 khi những người đứng đầu Xô Viết được giao nhiệm vụ phát triển một chiếc máy bay ném bom có thể tấn công lên các mục tiêu trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Tuy nhiên ban đầu chiếc máy bay ném bom này đã không được NATO đánh giá cao và cho rằng trong kỷ nguyên của máy bay phản lực thì chiếc máy bay này sẽ sớm lỗi thời.

Tuy nhiên tất cả đã thay đổi trong năm 1961 khi chiếc Tu-95 ném quả bom “Vua bom”. Sóng xung kích từ vụ nổ đầu đạn hạt nhân tạo ra uy lực hơn 50 mega tấn, và “cây nấm hạt nhân” hình thành sau vụ nổ có chiều cao tận 60 km. Bức xạ nhiệt từ vụ nổ có thể đốt cháy ở cấp độ 3 ở khoảng cách 100 km từ tâm vụ nổ. Những người quan sát đứng ở trạm quan sát cách đó 200 km đã bị tổn thương giác mạc từ vụ nổ.

Vụ ném bom này của Xô Viết đã trở thành một sự kiện khiến thế giới phải quan tâm, và đồng thời các Lực lượng Không quân của các quốc gia khác trên thế giới cũng đã bắt đầu chú ý đến chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-95 này.

Các nước thuộc khối NATO đã bị đe dọa khi có thông tin lan truyền về việc Xô Viết sẽ thực hiện các chuyến bay tuần tra ngoài biên giới bằng Tu-95. Ngay khi “Bear” xuất hiện trên ra đa, lập tức lực lượng Không quân của các nước sẽ cho máy bay của mình cất cánh để tiêu diệt nó và máy bay hộ tống. Từ năm 1961 đến năm 1991, nhiệm vụ đánh chặn Tu-95 đối với quân đội các nước trở thành một nhiệm vụ thường xuyên và nó trở thành giống như một thói quen.

Tiềm năng của máy bay ném bom này không chỉ sử dụng trong các nhiệm vụ chiến lược tầm xa, mà còn được sử dụng trong các hạm đội hải quân. Đặc biệt trong hạm đội hải quân CCCP đã từng thiết kế và chế tạo chiếc Tu-95RTs (máy bay tuần tra và tìm kiếm mục tiêu), ngoài ra còn Tu-142 là máy bay chống tàu ngầm tầm xa được chế tạo dựa trên Tu-95RTs. Phiên bản nâng cấp này cần phải đáp trả các cuộc tấn công từ tàu ngầm của địch trên các vùng lãnh hải. Tu-142 mang theo tên lửa hàng không chống tàu ngầm APR-1,2,3; đồng thời nó cũng được trang bị tên lửa chống tàu chiến Kh-35.

Sau thời gian dài xảy ra “Chiến tranh lạnh” thì đến năm 2007 Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố sẽ tiếp tục sử dụng Tu-95 cho các chuyến bay tuần tra ngoài biên giới.

 

Năm 2014 Bộ quốc phòng Canada tuyên bố hằng năm ở vùng Bắc cực, máy bay của Không quân Canada đánh chặn từ 12-18 chiếc máy bay ném bom chiến lược của Nga. Nhiệm vụ đánh chặn máy bay Nga này thường được thực hiện bởi các máy bay tiêm kích của Nhật Bản. Lần cuối cùng tiêm kích của Không quân Nhật Bản và Hàn Quốc thực hiện đánh chặn Tu-95MS là vào tháng 7 năm 2018. Vào ngày 12/5/2018 việc thực hiện đánh chặn Tu-95 tại vùng Alaska được Không quân Mỹ sử dụng chiến đấu cơ thế hệ mới nhất F-22.

Năm 2017 Không quân Nga có 48 chiếc máy bay ném bom chiến lược phiên bản Tu-95MS và 12 chiếc Tu-95MSM. Tu-95 MSM là phiên bản nâng cấp cuối cùng từ Tu-95MS-16 với việc thay thế động cơ bằng động cơ NK-12MVM với cánh quạt AV-60T. Ngoài ra nó được trang bị hệ thống dẫn đường mới cho phép sử dụng tên lửa hành trình chiến lược mới nhất của Nga Kha-101. Đây là loại tên lửa không đối đất sử dụng công nghệ tàng hình đối với ra đa, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 5500km. Và Tu-95 MSM theo dự kiến có thể được sử dụng đến năm 2040.

Trước đó, vào 30/7/2010 Tu-95MS đã thiết lập kỷ lục thế giới về thời gian bay. 2 chiếc Tu-95 MS đã bay tuần tra trong 43 giờ đồng hồ tại vùng Atlantic, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương cũng như biển Nhật Bản. Tổng quãng đường bay lên tới 30 000 km.

Theo Topwar.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thái Nguyên khai mạc Mùa du lịch năm 2024.

Thái Nguyên khai mạc năm du lịch 2024

GD&TĐ - Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.