Tiêu điểm thượng đỉnh G20

GD&TĐ - Nguyên thủ quốc gia các nền kinh tế lớn trên thế giới vừa hoàn thành thượng đỉnh G20 kéo dài 2 ngày tại Osaka, Nhật Bản để bàn về một loạt các vấn đề nổi cộm. Dưới đây là những vấn đề mà họ cố gắng đạt được.

Các nhà lãnh đạo tham dự thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản
Các nhà lãnh đạo tham dự thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản

Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Cuộc gặp được mong đợi từ lâu giữa TT Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đã mang lại một sự đình chiến không chính thức cho cuộc xung đột thương mại kéo dài một năm. Đây được xem là một trong những vấn đề nổi cộm nhất hội nghị G20.

Theo truyền thông Trung Quốc, TT Trump và Chủ tịch Tập đã đồng ý “khởi động lại” các cuộc đàm phán thương mại “trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau” và ông chủ Nhà trắng đã nói mối quan hệ với Trung Quốc đã “trở lại đúng hướng” và các cuộc đàm phán “tốt hơn dự kiến”.

TT Trump khẳng định không đánh thêm thuế vào số hàng còn lại trị giá 300 tỉ USD của Trung Quốc, đồng thời bỏ ngỏ khả năng dỡ bỏ lệnh cấm đối với công ty Huawei.

Về phần mình, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh vào bản chất “hai bên cùng có lợi” của hợp tác thương mại giữa các cường quốc kinh tế thế giới, đồng thời nói rằng “sự hợp tác và hội đàm tốt hơn sự xích mích và đối đầu”.

TT Mỹ Donald Trump và TT Nga Putin (trái)
 TT Mỹ Donald Trump và TT Nga Putin (trái)

Hiệp ước New START

Một cuộc họp quan trọng khác tại G20 là cuộc gặp giữa đoàn đại biểu Nga và Mỹ để thảo luận một loạt vấn đề cấp bách trong thời gian 1,5 giờ.

Nói tại cuộc họp báo kết thúc thượng đỉnh, TT Putin khẳng định ông và TT Trump đã ra lệnh cho bộ Ngoại giao của nước mình bắt đầu các cuộc đàm phán phán kéo dài hiệp ước New START – một hiệp ước nhằm giảm kho vũ khí của Nga và Mỹ, đồng thời ngăn chặn một cuộc đua vũ khí hạt nhân mới.

TT Putin cho rằng còn quá sớm để kết luận về tính hiệu quả của cuộc đàm phán trên, tuy nhiên, việc tiếp cận vấn đề và triển vọng có thêm các cuộc đàm phán có thể là một bước đi quan trọng.

Hiệp ước New START hiện là hiệp ước lớn duy nhất để duy trì sự cân bằng chiến lược toàn cầu giữa các siêu cường hạt nhân.

Thủ tướng May lạnh lùng bên cạnh TT Nga Putin
 Thủ tướng May lạnh lùng bên cạnh TT Nga Putin

Cuộc gặp giữa TT Putin và Thủ tướng Anh Theresa May

Một trong những điểm nổi bật của thượng đỉnh G20 là cuộc gặp trực tiếp giữa Thủ tướng Anh Theresa May và TT Putin. Nhiều hãng truyền thông bình luận về khuôn mặt “lạnh lùng” của nhà lãnh đạo Anh khi cùng với TT Putin đứng trước camera.

Một trong các vấn đề được thảo luận là vụ hạ độc cựu điệp viên Skripal – một vụ việc khiến mối quan hệ Nga – Anh căng thẳng từ tháng 3/2018 sau khi London buộc tội Moscow hạ độc cựu điệp viên Nga  nhưng không đưa ra được bằng chứng.

TT Trump có thể không trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400

Ngày thứ 2 của thượng đỉnh G20 nổi cộm với căng thẳng giữa các đồng minh NATO là Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ khi Ankara quyết định mua hệ thống S-400 của Nga.

Trong cuộc gặp với TT Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, TT Trump thừa nhận Mỹ đã đối xử với Thổ Nhĩ Kỳ “không công bằng” (mặc dù ông nói đây là lỗi của cựu TT Obama). Ông cũng nói rằng phía Mỹ sẽ “xem” liệu có tiếp tục các mối đe dọa áp lệnh trừng phạt vào Ankara nếu tiếp tục mua S-400 hay không.

TT Mỹ Donald Trump (trái), Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (giữa) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tại thượng đỉnh G20
TT Mỹ Donald Trump (trái), Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (giữa) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tại thượng đỉnh G20

Đạt được thỏa hiệp về biến đổi khí hậu vào phút chót

Cuối cùng, dù có lo ngại rằng thượng đỉnh G20 ở Osaka có thể không tạo ra được tuyên bố chung vì lời đe dọa của TT Pháp Emmanuel Macron, tuy nhiên, một thỏa hiệp đã đạt được vào phút chót.

Trước đó, TT Macron gọi vấn đề khí hậu là một “ranh giới đỏ” đối với Pháp và Pháp xem việc Mỹ rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris là điều không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, sáng hôm qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố rằng một thỏa thuận thỏa hiệp đã đạt được với 19 trong số 20 nguyên thủ các quốc gia đồng ý ủng hộ Thỏa thuận Paris.

Trong khi đó, các quan chức Pháp cho biết nước này sẽ tăng cường hợp tác về vấn đề khí hậu với Trung Quốc cùng với Mỹ là một nước khác góp phần lớn cho khí thải CO2 toàn cầu.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?