Thu nhập từ học phí của các trường đại học ở Anh tăng 1/3

GD&TĐ - Thu nhập học phí mà các trường đại học ở Anh nhận được từ sinh viên đã tăng 1/3 trong vòng 5 năm qua khi các cơ sở mở rộng nhanh chóng.

Các trường đại học cũng đã công bố mức thặng dư hoạt động kỷ lục trị giá 3,5 tỷ bảng (4,84 tỷ USD) vào năm ngoái. (Ảnh: Owen Humphrey/PA)
Các trường đại học cũng đã công bố mức thặng dư hoạt động kỷ lục trị giá 3,5 tỷ bảng (4,84 tỷ USD) vào năm ngoái. (Ảnh: Owen Humphrey/PA)

Các trường đại học trung bình thu được 21,5 tỷ bảng (29,72 tỷ USD) từ học phí của sinh viên trong năm 2019 - 2020, nhiều hơn ⅓ so với 15,5 tỷ bảng (21,43 tỷ USD) trong năm 2014 - 2015.

Trong khi đó, lương giảng viên lại tăng chậm hơn, với mức tăng 10% trong 2 năm qua.

Jo Grady - tổng thư ký của Liên minh các trường đại học và cao đẳng cho biết: “Các trường đại học đang hoạt động mạnh mẽ nhờ vào nỗ lực của đội ngũ nhân viên làm việc không mệt mỏi để mang lại nền giáo dục tốt nhất cho sinh viên. Tuy nhiên, thu nhập của trường đại học tăng trưởng nhanh nhưng lương cho nhân viên lại bị cắt giảm.”

Các số liệu chính thức từ Cơ quan Thống kê Giáo dục Đại học (Hesa) cũng cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa lương nhân viên các trường đại học và học phí.

Oxford, Cambridge và University College London (UCL) - những trường đại học trả mức lương cao nhất cho nhân viên đã chi gần gấp đôi so với những trường đứng ở vị trí tiếp theo. Oxford đã chi 889 triệu bảng (1228,82 triệu USD), trong khi đó Imperial College London chi 451 triệu bảng (623,9 triệu USD).

Các trường đại học cũng đã công bố mức thặng dư hoạt động kỷ lục trị giá 3,5 tỷ bảng (4,84 tỷ USD) vào năm ngoái. Tuy nhiên, tác động của đại dịch COVID-19 vẫn chưa được hiển thị đầy đủ trong các báo cáo của Hesa do các trường đại học tuân theo các năm tài chính khác nhau.

Theo The Guardian

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…