Thế giới có 227.199.135 ca mắc Covid-19, Trung Quốc đã tiêm vắc xin cho 91% học sinh

GD&TĐ - Theo Worldometer, thế giới đã có 227.199.135 ca mắc Covid-19, gồm 545.078 ca mới. Số ca tử vong toàn cầu là 4.671.996 ca, gồm 9.859 ca mới.

Nhân viên y tế Trung Quốc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại một trường học.
Nhân viên y tế Trung Quốc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại một trường học.

Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO), chi nhánh khu vực của WHO, cho biết số ca mắc Covid-19 đã tăng ở 1/3 Bắc Mỹ trong tuần qua do sự gia tăng số ca ở Mỹ và Canada, nơi có số ca mắc tăng gấp 2 ở tỉnh Alberta.

Theo PAHO, Mỹ báo cáo hơn 100.000 ca mới hàng ngày lần đầu tiên kể từ tháng 1 và khả năng tiếp nhận của bệnh viện ở nhiều bang miền nam vẫn thấp một cách đáng lo ngại.

PAHO cho biết, trong khi nhiều nơi trên thế giới báo cáo số ca mắc Covid-19 giảm ổn định thì châu Mỹ lại có số ca mới tăng gần 20%.

Trong khi đó hầu hết các quốc gia Nam Mỹ đang tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm liên tục các ca mắc và tử vong do Covid-19. Tuy nhiên, số ca lại tăng ở Costa Rica, Guatemala, Belize va nhiều bệnh viện ở đây đã bão hòa với bệnh nhân Covid-19.

Giám đốc PAHO Carissa Etienne cho biết “hơn 30% người dân Mỹ Latinh và Caribe đã được tiêm chủng đầy đủ chống lại Covid-19". Tuy nhiên, bà nói rằng số liều vắc xin chưa được phân bổ đồng đều trong khu vực và vẫn còn một chặng đường dài để tiếp cận tất cả những người cần vắc xin.

Trung Quốc đang đối đầu với số ca mắc Covid-19 tại tỉnh Phúc Kiến sau khi 152 ca mắc được báo cáo. Nhiều nhân viên y tế đã được điều đến các thành phố và làng mạc của tỉnh trong một chiến dịch xét nghiệm hàng loạt nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus.

Dữ liệu từ chính quyền địa phương cho thấy đợt bùng phát ở Phúc Kiến bao gồm các ca mắc là học sinh chưa được tiêm chủng tại ít nhất 4 trường tiểu học và 2 trường mầm non.

Trung Quốc cho biết đã tiêm chủng đầy đủ cho 91% học sinh từ 12 đến 17 tuổi.

Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ phải tiêm vắc xin Covid-19 để có thể phát biểu tại cuộc họp lớn của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tuần tới, lãnh đạo hội đồng và các quan chức Thành phố New York, Mỹ cho biết.

Với sự kiện ngoại giao hàng đầu thế giới lần đầu tiên được tổ chức trực tiếp trong tời kỳ đại dịch. Ủy viên phụ trách các vấn đề quốc tế của thành phố Penny Abeywardena đã nói với hội đồng trong một bức thư vào tuần trước rằng các quan chức coi hội trường là một “trung tâm hội nghị”, do đó phải tuân theo yêu cầu tiêm chủng của thành phố.

Bà thị trưởng Bill da Blasio cho biết thành phố sẽ tiêm chủng miễn phí vắc xin Johnson & Johnson và xét nghiệm bên ngoài trụ sở Liên hợp quốc.

Tuy nhiên, đại sứ Nga Vassily Nebenzia cho rằng yêu cầu tiêm vắc xin là hành vi “phân biệt đối xử rõ ràng” đối với quyền của các quốc gia tại Liên hợp quốc.

Nhân viên chăm sóc y tế ở Pháp sẽ phải đối mặt với việc bị đình chỉ làm việc từ 15/9 nếu chưa được tiêm vắc xin chống Covid-19.

Với khoảng 300.000 nhân viên vẫn chưa được tiêm chủng, một số bệnh viện lo ngại tình trạng thiếu nhân viên sẽ làm tăng thêm căng thẳng cho họ.

Vắc xin hiện là thứ bắt buộc đối với nhân viên y tế chăm sóc tại nhà và nhân viên cấp cứu ở Pháp và hôm qua là hạn chót để họ tiêm ít nhất một mũi. Nếu không đạt được điều đó, họ phải đối mặt với việc bị treo lương hoặc không được làm việc. Tuy nhiên, một tòa án hàng đầu ở đây đã cấm việc nhân viên bị sa thải hoàn toàn.

Hơn 113.000 người nhiễm Covid-19 đã chết ở Pháp và các cơ quan y tế cho biết hầu hết những người nhập viện trong đợt bùng phát dịch gần đây đều chưa được tiêm phòng.

Theo CNA/Worldometer

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ