Tách tốp trong đào tạo đại học ở châu Á

GD&TĐ - Các trường đại học châu Á đang giành được thứ hạng cao hơn trong các bảng xếp hạng đại học quốc tế - cạnh tranh với nhiều trường đại học lớn phương Tây. Tuy nhiên, nhiều trường châu Á vẫn đang vật lộn trong việc cung cấp cho sinh viên kĩ năng đáp ứng đòi hỏi thị trường.

Tách tốp trong đào tạo đại học ở châu Á

Châu Á vươn lên mạnh mẽ

Lần đầu tiên, 3 trường gồm ĐH Quốc gia Singapore (xếp hạng 22), ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa của Trung Quốc (lần lượt xếp hạng 27 và 30) có tên trong tốp 30 trong bảng xếp hạng đại học 2017 London Times Higher Education University Rankings (THE) – bảng xếp hạng uy tín hàng đầu thế giới.

11 trường đại học châu Á nằm trong tốp 100 trường ĐH đầu bảng xếp hạng khảo sát 1.000 cơ sở đào tạo đại học dựa vào 13 tiêu chí thuộc 5 nhóm đánh giá: Chất lượng giảng dạy, nghiên cứu, công trình khoa học, thu nhập từ chuyển giao kiến thức và triển vọng quốc tế.

ĐH Quốc gia Singapore cũng là trường châu Á có thứ hạng cao nhất trong một bảng xếp hạng đại học quốc tế uy tín khác có tên QS. Trong bảng xếp hạng QS, ĐH Quốc gia Singapore (hạng 12), ĐH Công nghệ Nanyang của Singapore (hạng 13) và ĐH Hồng Kông (hạng 27) là 3 cái tên duy nhất trong tốp 30.

Còn trong bảng xếp hạng Academic Ranking of World University (ARWU) được biên soạn bởi Thượng Hải Ranking Consultancy, ĐH Tokyo (hạng 24) là trường số 1 châu Á. Cùng với ĐH Kyoto (hạng 35) và Thanh Hoa (hạng 48) là những đại diện duy nhất trong tốp 50.

Các nền kinh tế lớn bỏ xa nhóm phía sau

Tuy nhiên, kết quả trên cũng cho thấy sự phân cực lớn hơn ở châu Á khi các nền kinh tế phát triển hơn khẳng định vị thế giáo dục đại học. Không có trường đại học nào nằm ngoài Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Hồng Kông – nằm trong tốp 100 xếp hạng của THE.

Khoảng cách giữa tốp trường đứng đầu và tốp đứng sau tại châu Á là khá lớn.

ĐH National Taiwan (Đài Loan) xếp hạng 198 và Viện Khoa học Ấn Độ (trong nhóm hạng từ 251 – 300) là 2 trường duy nhất có mặt trong tốp 300 của THE. Trong bảng xếp hạng của THE, Ấn Độ có 25 đại diện, Pakistan và Thái Lan cùng có 10 đại diện, Malaysia có 9 đại diện. Các nước Bangladesh, Sri Lanka và Philippines mỗi nước có 1 đại diện…

Tại Trung Á, trường duy nhất được xếp hạng là ĐH Ivane Javakhishivili Tbilisi. Tajikistan, Armenia, Uzbekistan, Azerbaijan, CH Kyrgyz và Turkmenistan không có đại diện nào.

Tuy nhiên, thứ hạng không phản ánh được chính xác năng lực đào tạo nhân lực có kĩ năng đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Dựa trên Báo cáo Nguồn nhân lực (HCR) được biên soạn bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới,

Theo đó, Nhật Bản (xếp thứ 4 trong 130 quốc gia), Singapore (thứ 13) và Hàn Quốc (thứ 32) đang làm tốt đào tạo kĩ năng đáp ứng cho các nền kinh tế quốc nội nhưng lại không phải cho nhóm tuổi 15 – 24. Xếp hạng HCR trong nhóm tuổi này của Nhật Bản chỉ đứng 19 trong khi Singapore rớt xuống 25 và Hàn Quốc vẫn ở hạng 32.

Các nước làm tốt việc trang bị cử nhân kĩ năng làm việc đáp ứng thị trường gồm Malaysia (thứ 42 nói chung và thứ 20 trong nhóm 15 – 24 tuổi), Việt Nam (68 và 31), Nepal (108 và 84) và Thái Lan (48 và 39).

Năm 2017, Ấn Độ có thêm 78.000 cử nhân ở các chuyên ngành STEM (khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học), nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới nhưng chỉ xếp hạng 105 chỉ số HCR. Trung Quốc cũng đứng hạng 71 khiêm tốn mặc dù có 63 trường trong xếp hạng THE và 77.670 cử nhân STEM.

“Có những dấu hiệu cho thấy châu Á đang bắt đầu đe dọa vị trí của một số trường hàng đầu châu Âu” – Phil Baty, Tổng Chủ biên xếp hạng THE, nhận xét. Phil Baty cũng nhấn mạnh rằng, số đại diện của châu Âu trong tốp 30 đã giảm từ 10 xuống còn 7.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ