Sáng kiến học tập suốt đời ở Singapore

GD&TĐ - Là một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh sản thấp nhất thế giới, Singapore đang phải đối diện với tình trạng giảm số lượng người học trong những cơ sở giáo dục.

Sáng kiến học tập suốt đời ở Singapore

Tuy nhiên, với sáng kiến học tập suốt đời của chính phủ, các trường đại học ở nước này ít bị ảnh hưởng so với những quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) cũng đang lâm vào tình trạng dân số giảm.

Sáp nhập trường do dân số giảm

Trên thế giới người ta thường dùng TFR để chỉ số con đã sinh ra còn sống trong suốt cuộc đời người phụ nữ. Tổng tỷ suất sinh (TFR) được xem là thấp nếu dưới 2,15, trung bình từ 2,1 - 4,0 và cao từ 4,0 trở lên. Trong khi đó, ở Singapore, tổng tỷ suất sinh (TFR) đã giảm xuống còn 1,2 hồi năm rồi, thấp nhất thế giới trong năm thứ 3 liên tiếp.

Tỷ lệ sinh thấp diễn ra trong hơn một thập niên tất yếu sẽ dẫn đến việc trẻ ở tuổi đến trường giảm. Cũng chính điều này đã đưa đến những vụ sáp nhập trong năm qua đối với các trường trung học phổ thông công lập ở Singapore, nơi đào tạo để cung cấp nguồn sinh viên cho hệ thống đại học.

Cho đến nay, các trường đại học công lập của Singapore chưa lâm vào tình cảnh gay go vì thiếu người học và vẫn là điểm đến đáng mơ ước của lớp trẻ sau khi học xong phổ thông, do đạt được điểm cao trong các bảng xếp hạng đại học quốc tế. Tuy nhiên, tình trạng dân số sụt giảm đã bắt đầu ảnh hưởng tới các trường Cao đẳng bách khoa kỹ thuật.

 
 

Giải pháp ổn định các trường đại học

Theo ông Kelvin Seah, giảng viên kinh tế thuộc ĐH Quốc gia Singapore, đối với nhiều trường đại học, sĩ số giảm vừa phải sẽ được khắc phục bằng cách tăng các khoá học dành cho người cao tuổi và những người cần lấy bằng để đảm bảo cho công việc hiện nay của họ.

Một số quốc gia ở châu Á đang hy vọng giữ số lượng sinh viên khi đối mặt với xu hướng dân số giảm dần, bằng cách tuyển thêm sinh viên quốc tế. Ngoài ra, họ cũng có những kế hoạch tăng nguồn quỹ cho các trường đại học, trong đó có việc hủy bỏ các khoản trợ cấp cho sinh viên nước ngoài theo học chương trình sau đại học. 

Ở Singapore, theo sáng kiến SkillsFuture, chính phủ sẽ trợ cấp tới 70% học phí cho công dân Singapore và thường trú nhân, điều này cũng có thể giúp đảm bảo nguồn quỹ hoạt động lâu dài cho các trường đại học. 

Viswa Sadhasivan, chuyên gia truyền thông chiến lược, nguyên là thành viên được chỉ định của Quốc hội Singapore, tranh luận rằng, không cần phải tăng số lượng sinh viên quốc tế để giữ cho các trường đại học tồn tại về mặt kinh tế, bởi vì sáng kiến học tập suốt đời của chính phủ sẽ tạo ra một mô hình kinh doanh mới giúp các viện đại học “thu hút khách hàng thường xuyên”.

Các trường đại học địa phương gần đây đã được Bộ Giáo dục Singapore giao nhiệm vụ thực hiện các khóa học chuyên ngành trong những lĩnh vực mới nổi như phân tích dữ liệu, an ninh mạng và sản xuất tiên tiến dành cho lực lượng lao động theo một kế hoạch có tên là SkillsFuture.

Tháng 10 vừa qua, chính phủ đã đưa ra những chương trình thuộc 8 lĩnh vực ưu tiên và mới nổi để giúp trang bị cho lao động trưởng thành những kỹ năng nhằm đáp ứng yêu cầu của các ngành công nghiệp kỹ thuật cao. Chương trình sẽ mở ra tại 6 trường đại học tự trị của Singapore, 5 trường cao đẳng bách khoa kỹ thuật và Học viện giáo dục kỹ thuật.

Theo Universityworldnews

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.