Những người đàn bà trong các nghi án lừa đảo

 

Những người đàn bà trong các nghi án lừa đảo

Giả ung thư, xin tiền cưới

Năm 2010, Jesica Vega vào một cửa hàng áo cưới và nói với chủ cửa hàng rằng mình bị ung thư giai đoạn cuối, đang dự định tổ chức đám cưới càng nhanh càng tốt. Câu chuyện của Jessica Vega đã khiến người chủ cửa hàng cảm động và giúp đỡ cô này bằng cách lựa chọn và miễn phí một bộ áo cưới cùng một bộ tóc giả, để che đi mái tóc ngắn ngủn.

Câu chuyện của Jessica lan đi và thu hút sự chú ý của tờ Times Herald-Record. Các thành viên cộng đồng nhanh chóng chung tay để giúp cô tổ chức “đám cưới trong mơ”. Họ quyên góp tiền để tổ chức khu vực tiếp đón, đồ ăn, hoa, chụp ảnh, thậm chí còn thu xếp cả tuần trăng mật tới Aruba cho đôi “tân lang tân nương”.

4 tháng sau, chồng của Jessica là Michael O’Connell tiết lộ với tờ báo nói trên, anh nghi ngờ tờ thông báo của bác sĩ về căn bệnh ung thư của Jessica là giả mạo. Jessica thề thốt rằng bác sĩ đã kết luận cô bị bệnh máu trắng giai đoạn cuối, rằng cô nàng đã phải chiến đấu với bệnh tật bằng thuốc, chế độ ăn uống và tập tành.

Cặp đôi mới cưới nhanh chóng chia tay, còn Jessica bị bắt vì lừa đảo. Dù đã làm đơn kháng cáo, cô vẫn bị tòa án kết tội gian lận và ăn cắp. Jessica phải ngồi tù 2 tháng và phải trả lại 13.000 USD cho những người đã quyên góp cho “đám cưới trong mơ”.

Giả mạo nguồn gốc chủng tộc

Rachel Dolezal là giảng viên về văn hóa người Mỹ gốc Phi tại ĐH Washington West, đồng thời là chủ tịch nhóm hoạt động quyền công dân Spokane NAACP, nơi người da trắng và người da màu cùng làm việc trong suốt hơn 100 năm của nhóm. Năm 2015, bà ta buộc phải từ chức, khi những lời nói dối về nguồn gốc của mình bị đưa ra ánh sáng.

Tất cả bắt đầu tại ĐH Howard, nơi bà Dolezal nhận bằng thạc sĩ mỹ thuật. Dolezal đã đệ đơn kiện trường ĐH này về việc cảm thấy bị phân biệt đối xử, nhưng thất bại. Năm 2015, Dolezal tiếp tục nộp nhiều báo cáo về các vụ việc phân biệt, ghét bỏ. Bà ta nói với cảnh sát rằng đã nhận được thư đe dọa trong hộp thư của nhóm NAACP. Cảnh sát xác định rằng ai đó đã bỏ lá thư vào hộp thư, bởi phong thư không hề có dấu mã vạch, cũng không được dán tem. Cảnh sát cũng không truy tố ai vì không đủ bằng chứng. Dolezal khẳng định ít nhất đã có 8 vụ xúc phạm hay bày tỏ sự căm ghét đối với bà và các con.

Mặt khác, Dolezal nhiều lần khai báo về nguồn gốc nhân chủng một cách không thống nhất: Khi là người da trắng, lúc là da màu, có khi lại là người da đỏ. Thậm chí Dolezal còn nhận một người đàn ông da màu trong một bức ảnh được đăng tải trên fanpage NAACP là bố mình.

Nguồn gốc của Dolezal nhanh chóng được khẳng định: Bố mẹ bà ta đều là người da trắng. Ông bà có 2 con đẻ, trong đó có Dolezal, và 4 người con nuôi gốc Phi. Dolezal nói rằng từ khi còn nhỏ đã thường bôi da thành màu nâu và rất đồng cảm với những đứa trẻ gốc Phi. Ngược lại, cha mẹ Dolezal phủ nhận các chi tiết này. Giờ đây, bà ta lại tuyên bố mình là người da màu chuyển đổi, nhưng không còn đệ đơn báo cáo về các vụ việc phân biệt chủng tộc nữa. (Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ