Những cuộc khủng hoảng bất thường

 

Khủng hoảng y tế thực sự là thảm họa nhân đạo ở Venezuela
Khủng hoảng y tế thực sự là thảm họa nhân đạo ở Venezuela

Khủng hoảng thực phẩm ở Trung Quốc

Cuộc khủng hoảng lương thực bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước, khi mức sống được cải thiện khiến người dân Trung Quốc chuyển từ chế độ ăn giàu carbohydrate sang giàu protein, trong khi diện tích canh tác để trồng rau và chăn nuôi lại không đủ. Hiện tại, Trung Quốc đã giải quyết phần nào vấn đề này bằng cách nhập khẩu thực phẩm và thuê hoặc mua đất nông nghiệp ở châu Phi, Úc và châu Mỹ. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại với Mỹ khiến tình hình trở nên tồi tệ.

Năm ngoái, chính phủ đã đưa ra một số mức thuế đối với hàng thực phẩm nhập khẩu rất cần thiết như đậu nành, lúa miến và ngô, để đáp trả thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng hóa Trung Quốc. Các lãnh đạo cũng đã đi thăm các khu vực thuộc Đông Bắc đất nước, nơi có hầu hết các trang trại của Trung Quốc và nhận định quốc gia này cần chủ động hơn trong sản xuất lương thực.

Sản xuất thực phẩm luôn là một vấn đề đối với Trung Quốc. Mặc dù có dân số chiếm tới 1/5 dân số thế giới, nhưng diện tích đất nông nghiệp của đất nước lại ít hơn 1/10 đất nông nghiệp thế giới. Thêm vào đó, rất nhiều đất nông nghiệp của nước này phải giành chỗ cho các ngành công nghiệp hoặc bị ô nhiễm bởi kim loại nặng do sản xuất công nghiệp.

Khủng hoảng nhựa tái chế ở Mỹ

Chắc chắn đây là một tin rất xấu cho các nhà hoạt động môi trường: Chính phủ Mỹ không thể tái chế hầu hết các loại nhựa có thể tái chế. Một vài năm trước, một lượng lớn nhựa có thể tái chế được sử dụng ở Mỹ đã được tập kết ở Trung Quốc. Điều này đã thay đổi vào tháng 1/2018, khi Trung Quốc cấm nhựa tái chế từ Mỹ.

Theo chính sách được gọi là “thanh kiếm quốc gia”, Bắc Kinh đã giảm mạnh nhập khẩu nguyên liệu phế liệu nước ngoài. Do đó, hàng đống rác thải nhựa đang được xây dựng tại các cảng và cơ sở tái chế trên khắp nước Mỹ. Để ứng phó với tình trạng này, sự hỗ trợ đang gia tăng trên toàn nước Mỹ cũng như toàn cầu trong việc cấm hoặc hạn chế các loại nhựa tiêu dùng sử dụng một lần, như ống hút và túi đựng hàng tạp hóa. Những nỗ lực ấy cũng được thúc đẩy với những phát hiện lạnh gáy về con đường di chuyển của vi nhựa qua các đại dương, nước và trong chuỗi thức ăn.

Cũng từ đầu năm 2018, Mỹ đã chuyển khối lượng lớn nhựa tái chế sang Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia và Thái Lan. Trong nửa đầu năm 2017, Mỹ đã xuất khẩu 4.000 tấn nhựa tái chế sang Thái Lan. Đến năm 2018, trong vòng 6 tháng kể từ lệnh cấm Trung Quốc, Mỹ đã xuất khẩu 91.505 tấn nhựa sang Thái Lan - một sự gia tăng tới 1.985%. Nhưng những nước này cũng không mong muốn phải tiếp nhận nhựa từ Mỹ. Malaysia đã đưa ra một loại thuế và giới hạn các loại nhựa được chấp nhận. Thái Lan đã hứa sẽ cấm nhựa của Mỹ trong vòng hai năm. Đáp lại, một số tiểu bang Mỹ đã từ bỏ việc tái chế một số loại nhựa hoặc loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng nhựa tái chế.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ