Nga xếp hạng ‘các quốc gia không thân thiện’

GD&TĐ - Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin đã công bố trên mạng xã hội danh sách ‘các quốc gia không thân thiện’. Trong đó, mức độ không thân thiện được xếp hạng theo số lượng lệnh trừng phạt đối với Nga.

Quốc kỳ Canada và Mỹ.
Quốc kỳ Canada và Mỹ.

Theo thống kê của ông Volodin, Mỹ đứng đầu danh sách với 1.983 lệnh trừng phạt khác nhau áp đặt vào Nga. Tiếp theo là Canada, Thụy Sĩ, Anh, EU – với tư cách là một thực thể duy nhất, Australia và Nhật Bản.

“Bằng cách đưa ra các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp chống lại Nga, các quốc gia này đã kích hoạt giá năng lượng và thực phẩm tăng vọt” – quan chức Nga tuyên bố - “Đó là những thủ phạm chính đằng sau những rắc rối hiện tại và những khủng hoảng trong tương lai trên khắp thế giới”.

Giá năng lượng đã đạt mức cao kỷ lục ở châu Âu trước khi Nga tấn công Ukraine. Khi đó Moscow cho biết châu Âu có thể giảm bớt sự gia tăng này bằng cách ký các hợp đồng cung ứng dài hạn với Nga để có cơ chế làm giảm mức tăng đột biến trên thị trường giao ngay.

Moscow cũng đề nghị sử dụng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 càng sớm càng tốt để đảm bảo nhập khẩu. Phương tây áp đặt lệnh trừng phạt Nga, trong đó đình chỉ dự án Nord Stream 2 trong tương lai gần và động lực tách châu Âu khỏi nguồn năng lượng Nga.

Các hành động của Ukraine cũng đặt ra câu hỏi về khả năng gieo và thu hoạch ngũ cốc của đất nước trong mùa này. Ukraine là nước xuất khẩu ngũ cốc lớn, đặc biệt là lúa mì. Cùng với Nga, nước này chiếm hơn 1/4 nguồn cung lúa mì toàn cầu vào năm ngoái.

Các lệnh trừng phạt cũng làm trầm trọng thêm ngành công nghiệp hóa chất của Nga và Belarus, bao gồm phân bón.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết các hạn chế đối với thực phẩm và phân bón Nga phải được dỡ bỏ để tránh một cuộc khủng hoảng lớn. Nếu không, “hàng chục triệu người sẽ trượt xuống bờ vực của tình trạng mất an ninh lương thực, tiếp theo là suy dinh dưỡng, nạn đói hàng loạt trong một cuộc khủng hoảng có thể kéo dài nhiều năm” – ông cảnh báo.

Moscow thực hiện chiến dịch quân sự Ukraine vào cuối tháng 2 vì cho rằng Kiev không thực hiện các điều khoản của thỏa thuận Minsk được ký kết vào năm 2014. Nga đã công nhận 2 nước cộng hòa ly khai Donestk và Lugansk là các quốc gia độc lập. Nghị định thư Minsk do Đức và Pháp làm trung gian được thiết kế để trao cho các vùng ly khai địa vị đặc biệt ở Ukraine.

Nga yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố mình là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ gia nhập khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu. Kiev khẳng định cuộc tấn công của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ tuyên bố rằng họ đang có kế hoạch chiếm lại 2 nước cộng hòa bằng vũ lực.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ