Con trai tiêu hơn 1 tỷ tiền chat mạng ảo Momo, mẹ sốc đến mức qua đời

Một người con trai đắm chìm trong thế giới ảo quá lâu, không thể rút chân ra được, một năm tiêu tốn khoảng hơn 1 tỷ đồng cho việc chat trực tuyến . Toàn bộ số tiền do cậu con này dùng thẻ visa chi trả.

Con trai tiêu hơn 1 tỷ tiền chat mạng ảo Momo, mẹ sốc đến mức qua đời

Sự việc xảy ra tại thành phố Đại khánh, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Theo đó, một người đàn ông họ Vương đã đắm chìm trong thế giới ảo quá lâu, không thể rút chân ra được, một năm tiêu tốn 30 vạn tệ (khoảng 1,1 tỷ đồng) cho việc chat trực tuyến.

Toàn bộ số tiền do anh này dùng thẻ visa chi trả. Khi thông tin về khoản nợ đến tai cha mẹ, người mẹ không chịu nổi đả kích, đã qua đời.

Anh Vương năm nay hơn 30 tuổi, đã thành gia lập nghiệp và có một cô con gái. Khoảng đầu năm 2018, anh bắt đầu đam mê game online và chat trực tuyến. Nhằm nâng cao tay nghề, thi thoảng anh này còn tham gia các diễn đàn hoặc xem hướng dẫn trên các kênh thông tin liên quan.

Trong quá trình tìm hiểu, anh Vương phát hiện ra phần mềm trò chuyện trực tuyến Momo khá thú vị, sau đó đã tải về và đăng ký tài khoản.

Theo lời thú nhận của anh Vương, anh đã chat với khoảng 7-8 cô gái khác nhau, đồng thời cũng thường xuyên gửi tiền vào ví điện tử của những người này.

Ban đầu chỉ là khoản nhỏ, 5 tệ, 10 tệ, sau đó thì đến trăm tệ, nghìn tệ. Tổng cộng một năm số tiền anh này đã “tặng” cho các cô gái vào khoảng 32 vạn tệ (1 tỉ 120 triệu vnd). Tính ra mỗi cô gái đã nhận được từ người đàn ông này khoảng hơn 4 vạn tệ tiền chuyển vào ví điện tử (khoảng 40 triệu), ngoài ra còn có các quà tặng qua mạng quy ra tiền như nhẫn kim cương 2000 tệ (7 triệu), âu đài 5000 tệ (17,5 triệu)...

 Phần mềm trò chuyện trực tuyến Momo

Phần mềm trò chuyện trực tuyến Momo

Gia đình của anh Vương có thu nhập trung bình. Tiền lương của người đàn ông này đều nộp lại cho vợ, mỗi tháng chỉ giữ 900 tệ tiêu vặt (3,1 triệu đồng).

Để việc chat trực tuyến với các người đẹp được thuận lợi, anh Vương đã làm rất nhiều thẻ tín dụng, giá trị thấp nhất khoảng 5000 tệ (17,5 triệu đồng), thẻ cao nhất khoảng 3 vạn tệ (105 triệu đồng), rồi sau đó nâng lên 10 vạn (350 triệu đồng).

Lúc đầu chúng tôi còn ngại ngùng không biết nói gì, sau đó quen thân hơn rồi thì chuyện gì cũng nói, chúng tôi gọi nhau là chồng, vợ ở trên mạng, cũng có lúc là huynh muội, rất thân thiết, các cô gái đó rất xinh đẹp, có những cô ăn mặc rất gợi cảm...”, anh Vương thú nhận.

Sự việc bị phát hiện khi vợ anh cảm thấy nghi ngờ và giật điện thoại của chồng, thấy lịch sử chi tiêu Alipay của chồng lên tới hàng vạn tệ (một hình thức ví điện tử). Biết không thể giấu được nữa, anh Vương đã thú nhận toàn bộ với vợ chuyện anh đắm chìm trong mạng xã hội ảo và khoản nợ hơn tỷ đồng.

Hai vợ chồng cãi nhau một trận rồi chị vợ nhất quyết đòi ly hôn.

Nhưng anh Vương đã tỏ ra hối lỗi, thậm chí còn bày tỏ sẽ tự tử nếu ly hôn, nên người vợ lại mềm lòng quay lại. Hai vợ chồng thống nhất sẽ nói chuyện này cho bố mẹ anh Vương biết.

Không ngờ, người mẹ vì tinh thần bị đả kích quá lớn nên đã qua đời ngay buổi tối sau khi nghe tin. Sau đó bố anh Vương đã đi vay mượn người thân bạn bè để lo trả khoản nợ thẻ tín dụng cho con trai.

Câu chuyện đang được đông đảo bạn đọc quan tâm và bày tỏ các ý kiến trái chiều. Đa số đều chỉ trích người đàn ông đã không có nhận thức đúng đắn về mạng xã hội ảo, vì sự phù phiếm mà đánh mất cả người thân và bước vào con đường nợ nần suốt phần đời còn lại.

Theo giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh tỉnh Điện Biên hào hứng với trải nghiệm đẩy xe đạp thồ. Ảnh: Báo Điện Biên.

Xây dựng những 'đại sứ' lịch sử

GD&TĐ - Nhiều địa phương, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Minh họa/INT

Truyền cảm hứng

GD&TĐ - Lịch sử là môn học góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan cũng như lòng yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...
Chuyên gia đào tạo chia sẻ với học sinh Trường THCS Thành Công.

Cha mẹ hạnh phúc, con thành công

GD&TĐ - Chuyên đề Cha mẹ hạnh phúc, con thành công với góc nhìn mới, tầm quan trọng của "tam giác vàng" gia đình - trẻ em - thầy cô với sự phát triển của trẻ.