Châu Âu chia rẽ vì vấn đề người tị nạn Libya

GD&TĐ - Theo Tổ chức Di dân quốc tế, kể từ tháng Một năm nay, có khoảng 100.000 người từ Libya đã vượt biển tới châu Âu. Hơn 2.300 người đã thiệt mạng ngoài đại dương trong hành trình vượt biển. Dòng di dân bất hợp pháp tới châu Âu đang là vấn đề vô cùng nan giải.

Châu Âu chia rẽ vì vấn đề  người tị nạn Libya

Pháp sẽ xử lý sớm các yêu cầu tị nạn

Pháp tuyên bố sẽ tập trung giải quyết vấn đề người tị nạn Libya bằng cách thiết lập các “điểm nóng” để giải quyết quá trình xin tị nạn, góp phần ngăn chặn dòng người tham gia các hành trình đầy hiểm nguy vượt biển Địa Trung Hải.

Libya là một điểm trung chuyển phổ biến cho người di cư muốn tiếp cận bờ biển châu Âu. Nhiều người trong số họ chạy trốn chiến tranh và khủng bố, tuy nhiên cũng có nhiều người đang tìm kiếm cơ hội kinh tế tốt hơn. Do thiếu sự quản lý hiệu quả từ trung ương, quốc gia Bắc Phi này đã trở thành một cơ sở quen thuộc của các đường dây buôn người.

Phát biểu tại một buổi lễ kỷ niệm tại thành phố Orleans, Tổng thống Pháp Emanuel Macron tuyên bố động thái này của nước Pháp sẽ góp phần ngăn chặn những người không đủ tiêu chuẩn xin tị nạn nhưng vẫn liều mình trong các chuyến vượt biển đầy rủi ro.

Theo cơ quan tị nạn của Liên Hiệp Quốc, vào cuối năm 2016, có khoảng 660.000 “những người đáng lo ngại”, bao gồm những người tị nạn và di tản, đang sống tại Libya. “Các nước châu Âu khác rất lưỡng lự. Chúng tôi sẽ cố gắng làm điều đó cùng với châu Âu, nhưng (nếu không, thì) nước Pháp cũng vẫn làm điều đó”, ông Macron khẳng định. Ông lý giải mục đích của động thái này nhằm đảm bảo xử lý trước các đề nghị, còn hơn là để người dân liều mạng sống vượt Địa Trung Hải.

Những thảo luận về vấn đề Libya

Tuyên bố của ông Macron được đưa ra vài ngày sau khi ông chủ trì những cuộc thảo luận hòa bình với mục đích mang lại sự ổn định nhất định cho Libya, đồng thời giảm thiểu dòng chảy của người tị nạn.

Đầu tuần này, tại Paris, ông Macron đã gặp gỡ Thủ tướng Libya Fayez al-Sarraj, nhà lãnh đạo của chính phủ do Mỹ chống lưng ở Tripolo và tướng Khalifa Haftar, chỉ huy của cái gọi là quân đội quốc gia Libya – đội quân đang chiếm quyền kiểm soát nhiều phần ở phía Đông nước này. Cả hai vị khách của Tổng thống Pháp Macron đều đã cam kết một thỏa thuận ngừng bắn và chuẩn bị cho một cuộc bầu cử mới.

Kể từ khi nhà độc tài Moammar Gadafi bị lật đổ năm 2011, Libya bị phân chia thành nhiều nhánh nội bộ. Sự phân tán và đối đầu giữa các thế lực dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế cũng như suy giảm sản lượng dầu. Thêm vào đó, Libya còn rối bời bởi sự nổi lên của IS tại đất nước này.

Thủ tướng Sarraj được sự hậu thuẫn của Liên Hiệp Quốc tại thủ đô, tuy nhiên, tướng Haftar, người chống đối chính phủ này, vẫn chiếm quyền kiểm soát ở miền Đông thành phố Tobruk. Tháng trước, sau 3 năm chiến đấu với người Hồi giáo, lực lượng của ông Haftar đã chiếm thành phố Banghazi.

Ý triển khai hải quân tới bờ biển Libya

Trong khi đó, cũng để đương đầu với vấn nạn người tị nạn từ Libya vượt Địa Trung Hải sang châu Âu, chính phủ Ý tuyên bố sẽ triển khai hai tàu quân sự tới Libya nhằm ngăn chặn dòng di dân bất hợp pháp và buôn người ở châu Âu. Theo một người phát ngôn của Hải quân Ý, hai tàu này bao gồm một tàu tuần tra và một đơn vị hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần, có thể sẽ được triển khai tới vùng biển Libya vào đầu tuần tới.

Theo Nghị viện Ý, việc triển khai tàu ở bờ biển Libya là “hỗ trợ các lực lượng an ninh Libya trong các hoạt động nhằm theo dõi và đối chiếu sự di cư bất hợp pháp cũng như các hoạt động buôn người”. Tuy nhiên, một số tổ chức phi chính phủ quan ngại việc điều động tàu tới vùng biển Libya khiến người di cư gặp nhiều nguy hiểm hơn. Tổ chức Ân xá Thế giới chỉ trích mạnh mẽ và cho rằng “sáng kiến” này “khiến người tị nạn bị lạm dụng nhiều hơn”.

Ông Gauri Van Gulik, Phó Giám đốc Tổ chức Ân xá quốc tế châu Âu cho biết: “Cùng với các nước thành viên EU khác, nước Ý nên tập trung vào việc tăng cường các hoạt động cứu hộ và tìm kiếm, cố gắng giúp đỡ, cung cấp hỗ trợ cho quân đội và hỗ trợ lực lượng bảo vệ bờ biển Libya, bởi những hành động liều lĩnh và ngược đãi chống lại người tị nạn và người nhập cư trong quá trình đánh chặn đã bị ghi lại nhiều lần”.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Hủ tục nên bỏ

GD&TĐ - Lễ hội đâm trâu của người Ca Dong là một tập tục có từ ngàn xưa của những bộ tộc tựa lưng vào dãy Trường Sơn...