Châu Âu bắt đâu chiến dịch tiêm vaccine Covid-19

GD&TĐ - Hungary và Slovania đã theo chân các quốc gia EU khi họ bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 cho người dân vào hôm qua (25/12) trong bối cảnh đại dịch đang hoành hành ác liệt tại châu Âu.

Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.

Việc tiêm phòng hàng loạt diễn ra trên khắp EU – nơi sinh sống của gần 450 triệu dân, sẽ là một bước quan trọng để chấm dứt đại dịch đã làm chết hơn 1,7 triệu người trên thế giới, làm tê liệt nền kinh tế, phá hủy các doanh nghiệp và việc làm.

Tại Đức, một số ít người tại nhà dưỡng lão đã được tiêm chủng vào hôm qua, 1 ngày trước khi chính thức bắt đầu chiến dịch tiêm chủng.

Các quốc gia bao gồm Pháp, Đức, Italy, Áo, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha hôm nay cũng sẽ bắt đầu tiến hành tiêm chủng hàng loạt, bắt đầu là các nhân viên y tế.

Trung Quốc hôm qua báo cáo 20 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 12 ca từ nước ngoài về. Trong số 8 ca lây nhiễm trong cộng đồng, có 6 ca từ tỉnh Liêu Ninh và 2 ca từ Bắc Kinh. Quận Shunyi của thủ đô Bắc Kinh đã bước vào “tình trạng chiến tranh” khi yêu cầu mọi người dân tiến hành xét nghiệm.

Chính quyền nhiều tỉnh và thành phố Trung Quốc đã yêu cầu người dân ở nhà trong dịp tết Nguyên đán sắp tới. Trong khi đó, Bắc Kinh yêu cầu tất cả công nhân viên chức ở lại thành phố trong kỳ nghỉ tết Dương lịch và Tết Nguyên đán vào tháng 2 để ngăn chặn virus lây lan.

Tất cả mọi người ở thủ đô sẽ phải tuân thủ việc kiểm soát đi lại, trong đó bao gồm giới hạn số người được dùng phương tiện giao thông công cộng như tàu hỏa, máy bay, xe buýt, tàu ngầm..

Người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus  cho biết cuộc khủng hoảng virus corona sẽ không phải là đại dịch cuối cùng và những nỗ lực cải thiện sức khỏe con người sẽ “thất bại” nếu không giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và phúc lợi động vật.

Trong một thông điệp kỷ niệm Ngày quốc tế Chuẩn bị phòng dịch đầu tiên vào hôm nay, ông cũng lên án chu kỳ “thiển cận nguy hiểm” của việc ném tiền vào các đợt bùng phát nhưng không làm gì để chuẩn bị cho các đợt bùng phát tiếp theo. Theo ông Tedros, đã đến lúc phải rút ra bài học từ đại dịch Covid-19.

“Đại dịch đã làm nổi bật mối liên hệ mật thiết giữa sức khỏe con người, động vật và hành tinh” – ông nói – “Bất kỳ nỗ lực nào nhằm cải thiện sức khỏe con người đều bị hủy diệt trừ khi các nỗ lực này giải quyết được mối liên hệ quan trọng giữa con người và động vật, và mối đe dọa hiện hữu của biến đổi khí hậu đang khiến trái đất của chúng ta trở nên khó sống hơn”.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ