Cách mới Nga bán vũ khí cho Ai Cập

Để có thể cạnh tranh tại thị trường Ai Cập trước các đối thủ TQ, Mỹ, Pháp…, Nga đã tìm ra cách thuyết phục khách hàng không giống với ai.

Cách mới Nga bán vũ khí cho Ai Cập

Biếu không chiến hạm

Hồi cuối tháng 8/2015, nguồn tin quân sự Nga cho biết, Moskva đã ký hợp đồng bán 64 máy bay chiến đấu MiG-29 (trị giá 2 tỷ USD) cho Ai Cập. Trước đó, Moscow và Cairo đã ký một số thỏa thuận cung cấp vũ khí quân sự có tổng trị giá lên tới 3,5 tỷ USD.

Được biết, ngay trước thời điểm bản hợp bản hợp đồng MiG-29 được công khai, Hải quân Ai Cập đã ra thông báo rằng, Nga đã trao tặng cho Cairo một tàu tên lửa cao tốc R-32. Tàu này trước đó đã tham gia diễu hành nhân dịp khánh thành Kênh đào Suez mới hồi đầu tháng 8/2015.

Kể từ khi độc lập vào năm 1922, Ai Cập sử dụng nhiều vũ khí của Liên Xô, tuy nhiên, sau chiến tranh 1973 giữa liên minh các nước Ả-Rập, dẫn đầu bởi Ai Cập và Syria chống lại Israel, mối quan hệ giữa Cairo và Moskva bắt đầu trở nên lạnh nhạt, khiến các tàu chiến của Liên Xô ít được sử dụng và duy trì hơn.

Do nguyên nhân này, Ai Cập đã tìm đến Trung Quốc để mua các loại trang, thiết bị hải quân, trong đó có cả những chiến hạm cũ và mới. Từ đó đến nay, hai nước vẫn giữ mối quan hệ hợp tác quân sự thân thiết với Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Cairo và Moskva đã bắt đầu đẩy mạnh các mối quan hệ song phương trong bối cảnh quan hệ Ai Cập - Mỹ rạn nứt, sau cuộc chính biến lật đổ vị Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi hồi năm 2013, mở đường cho cánh quân sự lên nắm quyền.

Cach moi Nga ban vu khi cho Ai Cap - Anh 1

Chiến hạm tên lửa R-32 tham gia diễu hành hồi tháng 8/2015 nhân khánh thành kênh đào Suez mới.

Hiện nay Nga đang là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, được kế thừa truyền thống quan hệ tốt với Ai Cập của Liên Xô trước đây. Moskva cũng đang nỗ lực tăng cường quan hệ quân sự với Cairo trong bối cảnh quốc gia này đang đẩy mạnh hiện đại hóa quân sự.

Cuối tháng 8/2015, Tổng thống Abdel-Fattah El-Sisi đã có chuyến thăm Nga thứ 3 trong vòng 1 năm qua. Chuyến thăm 3 ngày được cho là nhằm thúc đẩy mối quan hệ chiến lược song phương và hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Thời gian qua, chiến hạm Nga chiếm thị phần nhỏ bé so với các nước khác trong chiến lược hiện đại hóa hải quân của nước này, trong khi Trung Quốc đang đẩy mạnh tiếp thị các chiến hạm của nước này, trên cơ sở quan hệ hợp tác sẵn có giữa 2 nước.

Đây có thể là một trong những nguyên nhân chủ chốt, ảnh hưởng đến quyết định tặng tàu tên lửa cho Ai Cập.

Cạnh tranh khốc liệt

Theo bài viết trên trang mạng quân sự Trung Quốc Sina Military Network, các tàu ngầm và tàu chiến Trung Quốc có thể tiếp tục trở thành lựa chọn tốt nhất dành cho Ai Cập. Hiện nay, Hải quân Ai Cập hiện đang sở hữu tàu hộ vệ Type 037, tàu tên lửa Type 024, đều có khả năng trang bị các tên lửa chống hạm và chống tàu ngầm.

Vào giữa những năm 1980, Ai Cập đã mua 2 tàu hộ vệ Type 053, cũng như 4 tàu ngầm Type 033 từ Trung Quốc. Đến thời điểm hiện tại, các tàu ngầm Type 033 đã phục vụ được gần 30 năm và vẫn đang tiếp tục được sử dụng để huấn luyện thủy thủ Ai Cập.

Ngoài các chiến hạm cũ mông má lại thuộc Type 053, các chiến hạm thế hệ mới của Trung Quốc như tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056, tàu hộ vệ hạng trung Type 054A, tàu cao tốc tên lửa 2 thân Type 022 cũng là những món hàng giá rẻ để hải quân Ai Cập lựa chọn.

Không chỉ lo ngại bị mất thị phần tại Ai Cập vào tay Trung Quốc, Nga còn đang tồn tại mối lo kép lớn hơn từ Mỹ, Pháp... Bởi thời gian qua, Ai Cập đã chi hàng chục tỷ USD để mua sắm vũ khí trang bị nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân.

Nga cũng được dự phần vào đây với gói thầu bán 64 máy bay chiến đấu MiG-29. Tuy nhiên giá trị của nó vẻn vẹn có 2 tỷ USD, chưa bằng nửa các hợp đồng với Pháp, Mỹ.

Hiện Mỹ đang tăng cường khôi phục quan hệ với Ai Cập sau khi nước này có dấu hiệu ngả về Nga. Đầu năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Ai Cập Mỹ đã cam kết hỗ trợ 1,3 tỉ USD.

Trong tháng 7/2015, Mỹ đã bàn giao cho không quân nước này 8 chiến đấu cơ F-16 Block 52. Lầu Năm Góc cũng sẽ cung cấp các hỗ trợ, bảo dưỡng cũng như huấn luyện cho phi công của không quân Ai Cập.

Ngoài ra, cũng trong năm 2015, Ai Cập cũng đã ký hợp đồng mua sắm 24 chiếc Rafale (16 chiếc hai chỗ ngồi và 8 chiếc một chỗ ngồi). Ngay trong tháng 7/2015, nhà sản xuất Dassault Aviation đã bàn giao 3 chiến đấu cơ Rafale đầu tiên cho không quân nước này .

Theo Đất Việt

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ