Các nước nêu quan điểm sau biểu tình lớn phản đối luật dẫn độ của Hong Kong

GD&TĐ - Nhà chức trách Hong Kong vừa đóng cửa các văn phòng chính phủ đến hết tuần - sau một ngày hỗn loạn vì một dự luật dẫn độ cho phép đưa người về Trung Quốc để xét xử. Trước cuộc biểu tình biến thành bạo lực phản đối dự luật trên, một số nước đã lên tiếng.

Cảnh sát xử lý người biểu tình Hong Kong
Cảnh sát xử lý người biểu tình Hong Kong

Sáng nay (13/6), vẫn còn một số người biểu tình khi hoạt động dọn dẹp quanh cơ quan lập pháp của thành phố diễn ra.

Cảnh sát đã bắn đạn cao su, hơi cay vào các cuộc ẩu đả nhằm giải tán người biểu tình. Đây là một trong những vụ bạo lực tồi tệ nhất Hong Kong kể từ khi Anh trả nơi này cho Trung Quốc năm 1997.

Truyền thông Trung Quốc cho rằng các cuộc biểu tình ở Hong Kong là “vô luật lệ” và làm ảnh hưởng tới danh tiếng của thành phố.

Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam cho rằng những người biểu tình có động cơ chính trị. Bà cho biết một số người trong đám đông thể hiện quan điểm hòa bình, nhưng bà lên án những người biểu tình phải dùng tới “hành động nguy hiểm và đe dọa tính mạng”.

Bất chấp cuộc biểu tình hôm chủ nhật vừa qua có 1,03 triệu người tham gia, bà Carrie Lam cho biết sẽ không rút lại dự luật dẫn độ.

Bà Carrie Lam
Bà Carrie Lam 

Hôm qua, Liên minh châu Âu nói rằng chính phủ Hong Kong phải đảm bảo quyền lợi của công dân, trong khi đó các bên phải kiềm chế sau cuộc biểu tình bạo lực chống lại kế hoạch cho phép dẫn độ về Trung Quốc.

Tổ chức Ân xá Quốc tế lên án cảnh sát hành động quá mức đối với phần lớn người biểu tình hòa bình vì cho rằng họ vi phạm luật quốc tế và có thể dẫn đến tình trạng bạo lực tồi tệ hơn.

Trong khi đó, TT Mỹ Donald Trump cho biết ông hiểu những người biểu tình Hong Kong nhưng hy vọng họ có thể dàn xếp được với Bắc Kinh.

“Tôi hiểu lý do của cuộc biểu tình” – ông Trump nói – “Tôi hy vọng nó sẽ được giải quyết với Trung Quốc và Hong Kong”

Những người biểu tình thề sẽ tiếp tục đấu tranh. Sau một ngày xung đột với cảnh sát, SV Hong Kong và những người hoạt động vì nhân quyền đã thề sẽ tiếp tục chống lại dự luật dẫn độ được đề xuất.

“Chúng tôi sẽ ở lại cho tới khi chính phủ bỏ luật này và Chủ tịch Trung Quốc từ bỏ việc cố gắng biến Hong Kong thành một thành phố khác của Trung Quốc như Bắc Kinh và Thượng Hải” – SV Louis Wong Wong nói.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Đức cho biết nước này “đang xem xét liệu thỏa thuận dẫn độ song phương hiện có giữa Đức và Hong Kong có thể tiếp tục được thực hiện theo hình thức hiện tại hay không nếu dự luật dẫn độ theo kế hoạch được phê chuẩn”.

Người biểu tình Hong Kong phản đối dự luật dẫn độ
 Người biểu tình Hong Kong phản đối dự luật dẫn độ

Trong khi đó, Thủ tướng Anh Theresa May nói rằng quy định dẫn độ ở Hong Kong phải tôn trọng quyền và tự do được đề ra trong tuyên bố chung 1984 giữa Trung – Anh.

“Chúng tôi lo ngại về những tác động có thể có đối với những đề xuất trên, đặc biệt là khi một lượng lớn công dân Anh đang ở Hong Kong” – bà May nói với quốc hội – “Tuy nhiên, quan trọng là những thỏa thuận dẫn độ ở Hong Kong phải phù hợp với các quyền đã được đặt ra trong tuyên bố chung Trung –Anh”.

Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt thúc giục chính quyền Hong Kong “dừng thỏa thuận dẫn độ”: “Tôi thúc giục chính quyền Hong Kong lắng nghe lo lắng của người dân và bạn bè cộng đồng quốc tế”.

Ít nhất 72 người đã được đưa tới bệnh viện sau các cuộc biểu tình lớn. Theo nhà chức trách Hong Kong, 10 người vẫn đang điều trị, 19 người đã ổn định và 41 người đã xuất viện.

Theo Al Jazeera

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…