5 vũ khí đáng nể của Mỹ mà Nga "thèm muốn"

Dù có sức mạnh đáng nể nhưng quân đội Nga vẫn còn thua kém nhiều so với quân đội Mỹ. Dưới đây là 5 vũ khí của Mỹ mà người Nga vẫn đang cố gắng để có được.

5 vũ khí đáng nể của Mỹ mà Nga "thèm muốn"

Trong suốt thời kì chiến tranh lạnh, Liên Xô và Mỹ không ngừng sao chép những vũ khí tốt nhất của đối phương, ví dụ như trường hợp F-15 sao chép từ Mig-25 hoặc Tu-95 với B-52. Ngoài ra các tàu ngầm và xe tăng cũng được thiết kế dựa trên những đối thủ giả định mà chúng có thể đối mặt.

5 vu khi dang ne cua My ma Nga

Trong những năm cuối cùng của Chiến tranh Lạnh, Liên Xô bắt đầu mất khả năng đối trọng với Mỹ trong một số lĩnh vực quan trọng. Sự tan rã của Liên Xô kéo theo việc sụp đổ các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của họ đã trầm trọng hóa sự thua kém này.

Cho đến hôm nay, mặc dù vẫn có sức mạnh đáng nể nhưng quân đội Nga vẫn còn nhiều thua kém so với quân đội Mỹ. Theo nhà phân tích quân sự Robert Farley, dưới đây là 5 phương diện của Mỹ mà người Nga vẫn đang cố gắng để có được.

Máy bay chiến đấu thế hệ 5

Cách đây 5 năm, chương trình PAK FA của Sukhoi được phía Nga hi vọng rằng sẽ xóa bỏ khoảng cách công nghệ máy bay tiêm kích tiền duyên giữa họ và Mỹ, nhưng hiện tại dự án đang phải vật lộn với các rắc rối về kĩ thuật và ngân sách nên bị cắt giảm đáng kể số lượng đặt hàng dự kiến. Trong khi đó Mỹ đã đưa chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22 của họ vào trực chiến.

Trong khi phía Nga còn đang nghiên cứu và trình làng các mẫu tiêm kích mới, vẫn không có loại máy bay nào đủ khả năng sánh với F-22 Raptor. Cho đến trước khi đề án PAK FA hoặc một loại máy bay nào đó thành công và được đưa vào trực chiến, thì người Mỹ vẫn nắm lợi thế quyết định trong cuộc chiến giành ưu thế trên không.

5 vu khi dang ne cua My ma Nga

Trong khi phía Nga còn đang nghiên cứu và trình làng các mẫu tiêm kích mới, vẫn không có loại máy bay nào đủ khả năng sánh với F-22 Raptor của Mỹ.

Vũ khí dẫn đường chính xác

Mặc dù quân đội Nga đã bắt đầu sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác rộng rãi hơn tại chiến trường Syria (nếu so với chiến dịch ở Gruzia hay Ukraine), nhưng họ vẫn đi sau Mỹ trong việc triển khai loại vũ khí này.

Một phần lý do là vì đến từ quan điểm chiến tranh của Nga hoặc việc họ không có một hệ thống vũ khí dẫn đường chính xác đồ sộ như người Mỹ đã làm trong thời gian dài từ trước đến nay.

Hơn nữa, các tiêm kích của Nga luôn lâm vào tình trạng thiếu hụt các thiết bị gắn thêm bên ngoài phục vụ cho việc dẫn đường các vũ khí đánh đất so với những đối thủ đến từ phương Tây, điều này khiến cho các chiến dịch tập kích đường không của Nga được tiến hành theo phương thức khác hơn (và đôi khi kém hiệu quả hơn) so với các máy bay phương Tây.

Các tổ hợp tình báo, theo dõi, giám sát

Trong những năm cuối của giai đoạn chiến tranh lạnh, rất nhiều nhà chiến lược quân sự của Liên Xô đã nhận ra rằng, việc tích hợp mạnh mẽ của khả năng tập kích tầm xa và công nghệ thông tin sẽ là điều diễn ra trong một sớm một chiều, cũng từ đó họ hiểu rằng bản thân đang thiếu hụt những kế hoạch rõ ràng trong việc phát triển các hệ thống máy tính và kĩ thuật thông tin so với người Mỹ.

Cho đến nay, dù đã có những thay đổi trong tương quan quân sự giữa hai bên, nhưng phía Nga vẫn chưa có được một hệ thống tình báo và thông tin có khả năng theo dõi được hoàn toàn các phương thức tác chiến đường không của Mỹ. Nếu Nga được trang bị những phương tiện bay không người lái hiện đại, các thiết bị liên lạc gọn nhẹ cũng như một hệ thống dẫn đường vệ tinh tốt, quân đội Nga sẽ tác chiến có hiệu quả hơn tại chiến trường Gruzia, Ukraine hoặc Syria.

Tàu đổ bộ tấn công

Nga kí hợp đồng mua bốn tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral với Pháp hồi năm 2010, hai bên đồng ý để phía Pháp đóng và giao hai chiếc sau đó chuyển giao công nghệ để Nga đóng hai chiếc sau. Hợp đồng được kì vọng sẽ giúp Nga xóa bỏ khoảng trống về tàu đổ bộ tấn công mà họ thiếu hụt từ Chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, do căng thẳng tại Gruzia và việc giành lại Crimea, phía Pháp quyết định hủy bỏ việc mua bán và kế hoạch của người Nga đổ bể. Nếu có Mistral, việc tiếp cận bờ biển Syria của Nga là hết sức dễ dàng. Hiện tại, hải quân Nga vẫn phải đang dùng các loại tàu đổ bộ cũ trong khi nền công nghiệp đóng tàu nước này vẫn loay hoay để cho ra một mẫu tàu đổ bộ hiện đại.

5 vu khi dang ne cua My ma Nga

Tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral.

Lực lượng chuyên nghiệp

Quân đội Nga vẫn đang sử dụng hệ thống nghĩa vụ quân sự lỗi thời, hệ thống này chỉ có khả năng tuyển chọn những người đủ khả năng nhập ngũ ở một tỉ lệ rất thấp (khoảng 11% nam giới ở độ tuổi 19 đến 27 đạt yêu cầu). Vậy nên rất nhiều tướng lĩnh quân sự chấp nhận tuyển những người không đủ yêu cầu.

Trên thực tế có rất nhiều thanh niên với sức khỏe và được giáo dục tốt trốn tránh nghĩa vụ quân sự, điều này dẫn đến việc quân đội Nga thiếu hụt nhân sự chất lượng cao và rất nhiều trong số đó không đáp ứng được các bài huấn luyện tác chiến.

Nga đang triển khai một loạt biện pháp để chuyên nghiệp hóa quân đội, nhưng họ vẫn phải đối mặt với tư tưởng truyền thống hay các trở ngại về tài chính. Một quân đội với các binh lính được tuyển chọn tự nguyện cùng với các sĩ quan chuyên nghiệp sẽ giúp quân đội Nga gia tăng hiệu quả của mình.

Quân đội Nga vẫn là một lực lượng hùng mạnh, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những điểm yếu kéo dài suốt từ thời chiến tranh lạnh, cùng với đó là sự đi xuống của giá dầu thô kéo theo suy thoái cho nền kinh tế Nga khiến các vấn đề càng khó giải quyết hơn. Tuy vậy, cũng có nhiều lí do để tin rằng phía Nga hiểu thấu về các vấn đề của mình và đang tìm cách khắc phục nhược điểm.

Bài viết được sử dụng như một tài liệu tham khảo, phản ánh quan điểm riêng của cá nhân người viết.

Theo Người Đưa Tin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.