Thế giới với cuộc chiến chống lại HIV/AIDS

Thế giới với cuộc chiến chống lại HIV/AIDS

Những người bị nhiễm HIV/AIDS phải đối mặt với một số vấn đề do sự phân biệt trong xã hội tạo ra. Nhiều quốc gia ngày nay vẫn còn có những giới hạn việc ra vào cửa đối với người bị nhiễm HIV/AIDS.

(ảnh minh họa: Internet)
(ảnh minh họa: Internet)

Tuy nhiên, thay vì đối phó với sự lây lan của căn bệnh, sự kỳ thị và sự phân biệt sẽ chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn khi chúng là những lý do chính khiến mọi người do dự khi đi kiểm tra, khi tiết lộ tình trạng HIV/AIDS của mình hoặc khi dùng thuốc chống siêu khuẩn.

“Sự kỳ thị vẫn là rào cản quan trọng nhất đối với hành động của công chúng. Đó là một lý do chính tại sao quá nhiều người sợ gặp bác sĩ để kiểm tra xem mình có mắc bệnh hay không, hoặc là tìm kiếm cách điều trị nếu có” – Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nói – “Nó khiến AIDS là một kẻ sát nhân thầm lặng, vì mọi người sợ xã hội xa lánh khi nói về nó, hoặc khi sử dụng các biện pháp phòng ngừa đơn giản. Sự kỳ thị này là lý do vì sao đại dịch AIDS vẫn tiếp tục hoành hành tại các nước trên thế giới”.

Các quốc gia trên thế giới và các tổ chức quốc tế không ngừng có những nỗ lực để giảm sự phân biệt đối với các bệnh nhân HIV/AIDS và giúp họ đối phó với căn bệnh này.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu cho người nghiện ma túy dùng methadone. Đây là một công việc quan trọng mà chính phủ nước này tiến hành để ngăn chặn sự lây lan của virus. Methadone giúp giảm cơn nghiện ma túy, do đó giúp người nghiện tránh dùng kim tiêm – dụng cụ có thể lây lan HIV/AIDS và các bệnh truyền qua đường máu khác.

Năm nay, Trung Quốc cũng đã bỏ quy định 20 năm cấm người nước ngoài bị HIV/AIDS nhập cảnh.

Nam Phi, nơi có nhiều người mắc HIV/AIDS, cũng đang thực hiện kế hoạch 5 năm đối phó với HIV/AIDS nhằm đảm bảo đa số những người nhiễm HIV được điều trị.

Vào ngày 4 tháng 1 năm 2010, Mỹ đã bỏ lệnh cấm nhập cư 22 năm đối với người nhiễm HIV/AIDS. Tháng 7 vừa qua, chính quyền Tổng thống Obama cũng đưa ra chiến dịch quốc gia HIV/AIDS – kế hoạch hành động trong nước đầu tiên đối phó với HIV/AIDS kể từ khi căn bệnh này xuất hiện 30 năm trước ở San Francisco.

Năm 2009, Nga đã phê chuẩn một chiến lược HIV/AIDS theo đó cung cấp tư vấn và điều trị miễn phí cho người nhiễm bệnh. Quốc gia này cũng tăng chi tiêu cho HIV/AIDS lên gấp 33 lần kể từ năm 2006 và mở rộng đáng kể việc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS.

Trong khi đó, Liên hợp quốc cũng đưa ra nhiều chiến dịch khác nhau nhằm thúc giục cộng đồng quốc tế có những nỗ lực chung chống lại dịch bệnh này cũng như tôn trọng và bảo vệ quyền và nhu cầu của những người nhiễm HIV/AIDS.

Hà Châu (Theo Xinhua)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.