Thế giới tuần qua: Giáng sinh an lành - hy vọng hòa bình

Chưa có năm nào Giáng sinh lại tràn trong không khí căng thẳng tại nhiều nơi trên thế giới như năm nay. Tuy nhiên, một Giáng sinh an lành đã qua và chúng ta vẫn hy vọng một năm mới sẽ đến trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc hơn.

Thế giới tuần qua: Giáng sinh an lành - hy vọng hòa bình

Ngoài ra, những bước đi mới tiến tới kế hoạch hòa bình cho Syria hay làm ấm lại mối quan hệ giữa Ấn Độ-Pakistan cũng là các vấn đề được quan tâm.

1, Bất chấp các mối đe dọa an ninh thời gian gần đây, không khí Giáng sinh đã tràn ngập và rộn ràng khắp nơi trên thế giới. Các biện pháp an ninh cũng đã được thắt chặt hơn nhằm đảm bảo người dân được hưởng một mùa Giáng sinh an lành.

Mặc dù các vụ bạo lực liên tiếp xảy ra kể từ hồi tháng 10 vừa qua giữa người Palestine và binh sĩ Israel khiến du khách cũng hạn chế đến Bethelehem, nơi chúa Jesu giáng thế, trong mùa Giáng sinh năm nay song không khí Giáng sinh tại thánh địa này không vì thế mà mất đi sự rộn ràng vốn có.

Người dân và khách du lịch tập trung đón Giáng sinh tại Trung tâm Rockefeller, nơi có cây thông khổng lồ luôn được bình chọn là một trong những cây thông cao và đẹp nhất thế giới suốt hơn 80 năm nay. Địa điểm này cũng nằm trong danh sách những nơi thu hút nhiều người đến trong dịp Giáng sinh trên thế giới. Ảnh: independent.co.uk
Người dân và khách du lịch tập trung đón Giáng sinh tại Trung tâm Rockefeller, nơi có cây thông khổng lồ luôn được bình chọn là một trong những cây thông cao và đẹp nhất thế giới suốt hơn 80 năm nay. Địa điểm này cũng nằm trong danh sách những nơi thu hút nhiều người đến trong dịp Giáng sinh trên thế giới. Ảnh: independent.co.uk

Năm nay, người dân châu Âu đón Giáng sinh trong bối cảnh an ninh được thắt chặt, đặc biệt là ở nhà thờ và các khu vực công cộng tập trung đông người, sau vụ khủng bố đẫm máu xảy ra tại Paris, Pháp hồi tháng trước.

Để đảm bảo an toàn cho người dân và du khách tận hưởng kỳ nghỉ Giáng sinh sau khi xảy ra một loạt các vụ tấn công khủng bố trên thế giới thời gian gần đây, cùng với việc thắt chặt an ninh trên các đường phố, chính quyền Mỹ đã ra lệnh tăng cường kiểm tra an ninh tại các sân bay.

2, Nhật Bản vừa chính thức thông qua ngân sách quốc phòng kỷ lục 5.050 tỷ Yên (khoảng 42 tỷ USD) cho năm tài khóa 2016. Đây là năm đầu tiên ngân sách quốc phòng Nhật vượt ngưỡng 5.000 tỷ Yên, đồng thời là năm thứ tư liên tiếp Tokyo tăng ngân sách quốc phòng kể từ khi ông Shinzo Abe lên nắm quyền vào tháng 12-2012.

Khoản ngân sách quốc phòng trên phân bổ từ ngân sách chính phủ, vốn cũng cao kỷ lục là 96.720 tỷ Yên (gần 800 tỷ USD).

Trực thăng của quân đội Nhật trong một cuộc tập trận. Ảnh: Sina

Trực thăng của quân đội Nhật trong một cuộc tập trận. Ảnh: Sina

Nhật Bản quyết định tăng ngân sách quốc phòng chỉ vài tháng sau khi Quốc hội nước này thông qua luật an ninh, mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng phòng vệ, cho phép tham chiến ở nước ngoài. Đây là động thái đối phó tốt hơn với môi trường an ninh khu vực hiện nay.

Sự gia tăng ngân sách quốc phòng cũng cho thấy quyết tâm của chính phủ Nhật Bản nhằm tăng cường an ninh quanh chuỗi đảo Nansei, gồm Okinawa và quần đảo Senkaku trước một Trung Quốc ngày càng cứng rắn.

3, Ngày 23-12, chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad thông báo sẵn sàng tham gia các cuộc hòa đàm với các nhóm đối lập do Liên hợp quốc (LHQ) làm trung gian , dự kiến diễn ra tại Thụy Sĩ trong tháng 1-2016.

Trước đó, với đại đa số tán thành, Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua nghị quyết về tiến trình hòa bình tại Syria do Mỹ soạn thảo, mở ra hy vọng cho một giải pháp chính trị đối với cuộc khủng hoảng kéo dài ở quốc gia này.

Tiến trinh hòa bình cho Syria đang là vấn đề cấp thiết. Ảnh: The Guardian
Tiến trinh hòa bình cho Syria đang là vấn đề cấp thiết. Ảnh: The Guardian

Tuy nhiên, bản nghị quyết trên lại không đề cập tới một nhân tố quan trọng trong tiến trình hòa bình ở Syria, đó là tương lai của Tổng thống al-Assad, cho thấy bất đồng vẫn còn tồn tại giữa các cường quốc cho dù bản dự thảo nghị quyết đã được thông qua.

Trong khi đó, Nga vẫn tiếp tục duy trì các cuộc không kích vào IS ở Syria . Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch không kích, các máy bay của nước này đã thực hiện tổng cộng hơn 5.000 lượt xuất kích nhằm vào các mục tiêu IS.

4, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 25-12 đã bất ngờ tới thăm Pakistan ngay sau khi kết thúc chuyến thăm Afghanistan .

Đây là chuyến thăm lịch sử đầu tiên của một Thủ tướng Ấn Độ tới Pakistan trong hơn 10 năm qua.

Thủ tướng Ấn Độ được người đồng cấp Pakistan, ông Nawaz Sharif, đón tiếp khi ông vừa đến Lahore ngày 25-12. Ảnh: nbcnews.com
Thủ tướng Ấn Độ được người đồng cấp Pakistan, ông Nawaz Sharif, đón tiếp khi ông vừa đến Lahore ngày 25-12. Ảnh: nbcnews.com

Chuyến thăm của ông Modi diễn ra vài ngày sau khi hai nước quyết định nối lại tiến trình đối thoại toàn diện vốn bị đình trệ kể từ năm 2008. Đây được xem là chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy các nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa hai nước láng giềng vốn tồn tại nhiều bất đồng dai dẳng liên quan vấn đề chống khủng bố và tranh chấp lãnh thổ.

5, Chính phủ Mỹ vừa công bố lệnh trừng phạt đối với 34 cá nhân và tổ chức nhằm gia tăng sức ép lên Nga trong vấn đề Ukraine.

Phản ứng trước động thái của Mỹ, Moscow tuyên bố Washington đang thi hành chính sách mâu thuẫn và thù địch chống lại Moscow và khẳng định phía Nga sẽ tiến hành phân tích quyết định mà Mỹ vừa thông qua, sau đó sẽ đưa ra các biện pháp đáp trả.

Ngành nông nghiệp của nhiều nước EU đang gánh chịu thiệt hại nặng nề khi Nga trả đũa các biện pháp trừng phạt của EU lên Moscow. Ảnh: europa.eu
Ngành nông nghiệp của nhiều nước EU đang gánh chịu thiệt hại nặng nề khi Nga trả đũa các biện pháp trừng phạt của EU lên Moscow. Ảnh: europa.eu

Lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ được đưa ra chỉ một ngày sau khi EU quyết định kéo dài trừng phạt kinh tế đối với Nga cho đến tháng 7-2016, sau khi nhận thấy Thỏa thuận hòa bình Minsk nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine chưa được thực thi một cách toàn diện trước cuối năm 2015 như yêu cầu.

Mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và EU đã xấu đi nghiêm trọng kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine xảy ra năm 2013, nhất là khi bán đảo Crưm của Ukraine sáp nhập vào Nga.

6, Sau các vụ đụng độ liên tiếp tại Bờ Tây và Dải Gaza, căng thẳng giữa Palestine và Israel đã bước lên một nấc thang mới với việc Tổng thư ký Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Saeb Erekat tuyên bố quan hệ ngoại giao giữa Chính quyền Palestine (PA) và Israel sẽ chính thức chấm dứt vào đầu năm tới.

Căng thẳng giữa Palestine và Israel vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu. Ảnh: TTXVN
Căng thẳng giữa Palestine và Israel vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu. Ảnh: TTXVN

Căng thẳng giữa Palesti ne và Israel bị đẩy lên cao một phần là do các vụ đụng độ xảy ra với mật độ ngày càng tăng, thương vong càng lớn giữa đôi bên tại khu vực Bờ Tây và Dải Gaza trong thời gian gần đây.

Theo thống kê mới đây của Bộ Y tế Palestine, xung đột đã khiến hơn 100 người Palestine thiệt mạng và hơn 4.000 người bị thương. Trong khi đó, phía Israel có 19 người thiệt mạng trong các vụ tấn công của người Palestine .

Trước tình hình trên, cộng đồng quốc tế đã nhiều lần lên tiếng hối thúc Palestine và Israel có các bước đi hạ nhiệt căng thẳng, chấm dứt các cuộc đụng độ để bảo toàn tính mạng cho dân thường. Tuy nhiên đến nay, tiến trình hòa bình giữa hai bên kéo dài suốt một thập kỷ vẫn ở trong giai đoạn bế tắc.

7, Những hạn chế mới về thị thực của Mỹ đối với công dân Iran đang có nguy cơ phá hỏng 12 năm nỗ lực đàm phán về chương trình hạt nhân.

Iran đang phản đối quy định mới về việc thị thực của Mỹ và cho rằng nó sẽ vi phạm thỏa thuận hạt nhân mà Tehran và các cường quốc thế giới đạt được hồi tháng 7-2015. Ảnh: nyctourist.com
Iran đang phản đối quy định mới về việc thị thực của Mỹ và cho rằng nó sẽ vi phạm thỏa thuận hạt nhân mà Tehran và các cường quốc thế giới đạt được hồi tháng 7-2015. Ảnh: nyctourist.com

Theo chính phủ Iran, nếu được thực thi, đây sẽ là một sự vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận hạt nhân đạt được hồi tháng 7 vừa qua giữa Iran và các cường quốc thế giới.

Chính phủ Iran ngày 23-12 tiếp tục đưa ra phản ứng trước những hạn chế mà Quốc hội Mỹ thông qua mới đây liên quan tới chương trình miễn thị thực cho công dân 38 nước khi tới Mỹ. Theo đó, công dân của những nước liên quan, trong đó phần lớn là công dân châu Âu, những người mang hai quốc tịch đến từ Iran, Iraq, Syria hay Sudan sẽ phải xin thị thực để có thể vào lãnh thổ Mỹ.

Theo QĐND

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ