Thật thà chưa hẳn đã tốt, đây là cách khéo léo trả lời 4 câu hỏi "khó nhằn" của sếp

Có đi làm rồi sẽ biết môi trường công sở là nơi phức tạp với đầy áp lực ra sao. Làm sao để có thể thích nghi và tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đó là câu hỏi không chỉ của những bạn trẻ mới ra trường.

Bạn sẽ làm gì khi đối mặt với câu hỏi “khó nhằn” từ phía cấp trên như thông tin về một người đồng nghiệp, thậm chí sếp mới hay kế hoạch “nhảy việc” của mình? Người nhanh nhạy sẽ là người biết đáp lại một cách khôn ngoan và không để phật ý sếp. Một nguyên tắc chung mà bạn cần nhớ, để giải quyết được những câu hỏi bí đó, hãy nghĩ xem điều sếp mình thực sự muốn biết điều là gì và mong muốn điều gì từ câu trả lời của bạn.

Em có biết thông tin gì về anh A, chị B không?

Thật thà chưa hẳn đã tốt, đây là cách khéo léo trả lời 4 câu hỏi "khó nhằn" của sếp ảnh 1

Để xây dựng một môi trường công sở gắn kết, việc quan tâm đến nhau là điều rất nên làm. Trong những câu chuyện phiếm lúc rảnh rỗi, ta có thể hỏi han về cuộc sống riêng, về gia đình của nhau để thêm hiểu về nhau hơn.

Nếu đó là câu chuyện giữa những người đồng nghiệp cùng cấp bậc thì sẽ không có gì đáng nói song nếu bỗng một ngày đẹp trời, chị sếp của bạn xuất hiện và hỏi: “Em có biết gì về anh A, chị B không” thì chớ quá thật thà mà trả lời tất cả những gì mình biết.

Lời khuyên được đưa ra cho bạn ở đây là nên vờ như không biết và trả lời rằng bản thân không rõ lắm thông tin về người ấy. Ngay sau đó, bạn có thể nhanh chóng chuyển sang một chủ đề khác để cấp trên không tiếp tục câu hỏi đó. Họ sẽ nghĩ rằng bạn thực sự không hứng thú với chủ đề này.

Sẽ rất mất điểm nếu như lúc đó bạn thật thà nói hết những suy nghĩ của mình và cấp trên sẽ nghĩ rằng bạn đang nói xấu đồng nghiệp và điều tương tự sẽ xảy ra khi bạn nói về sếp mình.

Em sẽ nhận dự án này chứ? 

Trước khi hỏi câu này, cấp trên đã có những suy tính nhất định. Rất có thể họ đã nhìn thấy những kết quả tích cực từ bạn. Tuy nhiên nếu cố bằng mọi cách nhận thêm công việc đó, bạn có thể sẽ khiến bản thân rơi vào kiệt sức, không cân bằng được cuộc sống và công việc. Đó không hẳn là cách xử lý thông minh.

Nếu bạn không muốn nhận công việc đó, hãy đưa ra những lý do như khối lượng công việc hiện tại khá nhiều và đều là đầu việc quan trọng mà bạn cần đầu tư nhiều thời gian. Bạn cũng có thể gợi ý cho cấp trên một người khác có năng lực, có thể đảm nhận công việc đó. 

Trong trường hợp bạn muốn nhận công việc đó, hãy nói rõ với cấp trên những việc mình đang cần phải làm và đề nghị có sự cân đối và sắp xếp lại. Đây sẽ là cách khôn ngoan để bạn vừa có thể chứng tỏ năng lực của bản thân mà không để bản thân rơi vào trạng thái kiệt sức. 

Quý vừa rồi em thấy mình làm việc thế nào?

Đừng nghĩ đến việc nói dối vì cấp trên hoàn toàn có thể kiểm chứng những gì bạn đã nói. Hãy bình tĩnh và bắt đầu bằng việc liệt kê ra những việc bạn đã làm tốt cũng như những kết quả vượt chỉ tiêu mà bạn đã hoàn thành được.

Tất nhiên sẽ có những điều bạn chưa hoàn thành tốt, hãy khéo léo đề ra những giải pháp để bạn có thể làm tốt hơn vào quý tới. Hãy thể hiện bản thân là người có tinh thần cầu tiến và xin thêm lời khuyên từ cấp trên.

Em đang tìm việc mới đúng không?

Nếu một ngày bạn nhận được câu hỏi này từ cấp trên, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy rất khó xử. Không tự nhiên mà cấp trên hỏi bạn như vậy. Họ chắc chắn có lý do của mình và câu hỏi này chỉ là để bạn tự nói ra dự định trong tương lai của mình.

Bạn định trả lời là không để vờ như không có điều gì khác biệt đang xảy ra? Trong trường hợp này thì đó lại không phải câu trả lời khôn ngoan đâu nhé! Bạn sẽ rất dễ lộ ra rằng bạn đang nói dối.

Bạn có thể tìm cách trả lời khéo léo hơn như: "Em đang có dự định trải nghiệm ở một lĩnh vực khác" hay "Em nghĩ bản thân nên thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau"... 

Theo eva.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ