Thắt chặt cho vay lĩnh vực phi sản xuất

Thắt chặt cho vay lĩnh vực phi sản xuất
(GD&TĐ)- Theo Ngân hàng nhà nước, trong tuần từ 26/2 đến 4/3, lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu là 14,5%/năm; đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác từ 16- 18%/năm; đối với lĩnh vực phi sản xuất từ 18-22%/năm.
Cơ quan này cũng cho biết thêm, trong thời gian này lãi suất huy động ở mức 13,5-14%/năm. Các ngân hàng thương mại đã thực hiện Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng VND là 14%.
Thắt chặt cho vay lĩnh vực phi sản xuất tập trung vốn cho nông nghiệp-nông thôn và xuất khẩu, những lĩnh vực tạo ra giá trị thực. Ảnh, internet
 Thắt chặt cho vay lĩnh vực phi sản xuất tập trung vốn cho nông nghiệp-nông thôn và xuất khẩu, những lĩnh vực tạo ra giá trị thực. Ảnh, internet
Tuần trước đó, lãi suất cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất từ 18- 20%/năm. Như vậy, lãi suất cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất tuần vừa rồi đã tăng so với tuần trước đó.
Việc lãi suất cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất tăng lên là bởi ngày 1/3 Thống đốc NHNN có công văn đề nghị giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực kinh doanh bất động sản và chứng khoán. Mục tiêu là để  đảm bảo kiểm soát tốc độ tăng tín dụng năm 2011 dưới 20%, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối theo Nghị quyết số 11.
Việc thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất sẽ giúp Nhà nước kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đối với ngân hàng, lĩnh vực cho vay chứng khoán và bất động sản rất rủi ro. Bên cạnh đó, vay lĩnh vực này thường chấp nhận lãi suất cao, ngân hàng cũng phải cho vay cao để phòng ngừa rủi ro nên làm giảm lượng vốn vào khu vực khác, hoặc kéo lãi suất cho vay lên.
Thêm nữa, việc hạn chế cho vay bất động sản, chứng khoán là dư lượng vốn cho vay xã hội nhiều lên cũng như bảo đảm lãi suất không ở quá cao. Việc tập trung vốn cho sản xuất giúp duy trì phát triển khu vực kinh tế này, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì việc làm. Đây cũng là mục đích chính nhất của toàn bộ kế hoạch tín dụng.
An Sương

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ