Thảo dược chống lão hóa

GD&TĐ - Một loại thảo dược Nhật Bản chứa rất nhiều hợp chất DMC thuộc nhóm flavonoid, có tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Hợp chất này có hoạt tính mạnh nhất trong nhóm 180 hợp chất flavonoid được nghiên cứu.  

Thảo dược chống lão hóa

Cây thảo dược ashitaba (còn gọi là Angelica keiskei) có nguồn gốc từ đảo Hachijio-jima. Đây là một loài thực vật có hoa thuộc họ Hoa tán. Nó được người Nhật sử dụng như rau ăn hàng ngày, đồng thời cũng được xem là vị thuốc.

Người Nhật cho rằng, ăn nhiều ashitaba là sẽ sống lâu. Hiện giờ các nhà khoa học cũng quan tâm đến loài thảo dược này. Họ phát hiện một loại hợp chất trong ashitaba, có tác dụng cải thiện sức khỏe tế bào và đúng là có thể kéo dài cuộc sống con người.

Một trong những giải pháp mà cơ thể duy trì thể trạng và sức khỏe là quá trình tự thực bào (autophagy). Nó xuất hiện ở mức độ tế bào và dựa trên sự phân rã phân tử hóa học, cơ quan tế bào…

Quá trình này xảy ra nhờ các phản ứng hóa học liên quan đến trao đổi chất và dẫn đến sự phân rã các hợp chất phức tạp thành các phân tử đơn giản hơn, cuối cùng dẫn đến việc loại bỏ chất thải tế bào.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy có một số phương pháp gây ra hoặc tăng cường sự tự thực bào. Đó là nhịn ăn theo chu kỳ và tập thể dục thể thao. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích cảm giác đói bụng hoặc đổ mồ hôi. Thế nhưng cũng có một số hợp chất hóa học có thể tăng cường quá trình tự thực bào này.

Các nhà khoa học ở ĐH Graz (Áo) quyết định nghiên cứu sâu hơn về nhóm các hợp chất gọi là flavonoid. Đó là các chất xuất hiện trong nhiều loại thực vật, có tác dụng chống oxy hóa. Flavonoid bảo vệ cơ thể con người trước nhiều loại bệnh.

Các nhà khoa học đã phân tích 180 hợp chất flavonoid để tìm ra một hợp chất mạnh nhất, có thể “chống lại việc các tế bào biến mất khi về già”.

Hóa ra, đó là hợp chất có cái tên rất khó nhớ là 4,4’-dimethoxychalcone (DMC). Cây thảo dược ashitaba chứa rất nhiều hợp chất DMC. Đây là chất xúc tác quan trọng của quá trình thanh lọc và tái tạo trong cơ thể, giúp loại bỏ chất thải tế bào.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ