Thanh Hóa: “Lâm tặc” phá rừng phòng hộ bằng thuốc diệt cỏ

GD&TĐ - Thời gian qua, “lâm tặc” dùng thuốc diệt cỏ phun, phá hoại  nhiều diện tích rừng phòng hộ nằm giáp ranh giữa hai huyện Bá Thước và Ngọc Lặc (Thanh Hóa) để tận thu gỗ, trồng cây keo. Dư luận đặt ra câu hỏi chủ rừng, chính quyền, kiểm lâm đang ở đâu trong vụ việc này?

Nhiều diện tích rừng phòng hộ ở khu vực giáp ranh hai huyện Ngọc Lặc, Bá Thước (Thanh Hóa) bị "lâm tặc" phun thuốc diệt cỏ.
Nhiều diện tích rừng phòng hộ ở khu vực giáp ranh hai huyện Ngọc Lặc, Bá Thước (Thanh Hóa) bị "lâm tặc" phun thuốc diệt cỏ.

Kiểm lâm ở đâu khi “lâm tặc” phá rừng?

Trở lại vùng rừng giáp ranh giữa xã Điền Thượng, huyện miền núi Bá Thước và xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc, phóng viên GD&TĐ phát hiện nhiều diện tích rừng phòng hộ của Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thanh Hóa  quản lý, bảo vệ bị cháy xém từng mảng lớn.

Nhiều diện tích cây chuối rừng, cùng các cây gỗ tự nhiên tái sinh và thảm thực bì trên diện tích rừng phòng hộ này đã và đang bị chết cháy hàng loạt, để lại những khoảnh rừng chết trơ trụi.

Theo xác minh của phóng viên, thời gian qua có nhiều đối tượng “lâm tặc” phun thuốc diệt cỏ để phá rừng phòng hộ, thuộc diện tích rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành phụ trách, nằm ở hai xã Điền Thượng và Thạch Lập.

Mục đích của “lâm tặc” là phun thuốc diệt cỏ cho cháy cây chuối rừng, chết cây gỗ tự nhiên tái sinh và cháy thảm thực bì để tận thu cây gỗ, giải phóng mặt bằng nhằm trồng cây keo trên diện tích rừng phòng hộ.

Dư luận địa phương cho rằng, vụ việc này kéo dài nhiều tháng, vì sao chủ rừng, chính quyền địa phương, kiểm lâm lại chậm phát hiện? Có hay không việc lực lượng chức năng “bắt tay với “lâm tặc” trong vụ việc này?

"Lâm tặc" dùng thuốc diệt cỏ phun chết nhiều loại cây ở rừng phòng hộ ở khu vực giáp ranh hai huyện Bá Thước và Ngọc Lặc (Thanh Hóa).
"Lâm tặc" dùng thuốc diệt cỏ phun chết nhiều loại cây ở rừng phòng hộ ở khu vực giáp ranh hai huyện Bá Thước và Ngọc Lặc (Thanh Hóa). 

Trao đổi với phóng viên báo GD&TĐ, ông Lâm Văn Tuấn - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Ngọc Lặc cho biết, vừa qua cán bộ của đơn vị cùng cán bộ UBND xã Thạch Lập và Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành đi kiểm tra vùng rừng giáp ranh với xã Điền Thượng, phát hiện có 0,45ha rừng phòng hộ ở tiểu khu 315 bị xâm hại, triệt phá bằng thuốc diệt cỏ.

Diện tích rừng bị phá là rừng chuối, có cây ưa sáng mọc nhanh gồm cây ba soi, ba bét, cây vạng, cây trẩu và có những cây tự nhiên tái sinh rải rác, thực bì nằm ở rừng phòng hộ.

Cũng theo ông Tuấn, qua kiểm tra, lực lượng Kiểm lâm huyện Ngọc Lặc phát hiện đối tượng đã dùng thuốc diệt cỏ, phá rừng phòng hộ để làm rẫy trước đó, nhưng không trồng cây nông sản, mà trồng cây lâm nghiệp là cây keo. Đến nay, các đối tượng đã trồng 1.000 cây keo.

Qua điều tra, Hạt kiểm lâm Ngọc Lặc vừa phát hiện một đối tượng trú tại bản Chiềng Khạt, xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đang làm rẫy trên diện tích 0,45ha rừng phòng hộ bị phá ở địa bàn xã Thạch Lập (Ngọc Lặc). Đơn vị đã báo cáo toàn bộ vụ việc này với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa và đang xử lý theo quy định của pháp luật.

Sẽ xử lý nghiêm khắc

Liên quan đến thông tin vụ việc “lâm tặc” phun thuốc diệt cỏ phá rừng phòng hộ ở địa bàn nêu trên, trao đổi với GD&TĐ, ông Lê Duy Ngợi - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Bá Thước cho biết, qua kiểm tra tại vùng giáp ranh hai huyện trên, ban đầu đơn vị phát hiện có 1,13ha rừng phòng hộ thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành quản lý, bảo vệ bị phun thuốc diệt cỏ tàn phá.

Tại hiện trường vụ việc có nhiều cây chuối, thảm thực bì đã bị chết cháy do thuốc diệt cỏ, có cây tái sinh tự nhiên còn sống. Trong số diện tích rừng phòng hộ bị phá nêu trên có 0,3ha ở xã Điền Thượng đã trồng cây keo.

Hiện trường được cho là nơi "lâm tặc" pha chế thuốc diệt cỏ để phun tàn phá rừng phòng hộ ở xã Điền Thượng, Bá Thước, giáp ranh với xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).
Hiện trường được cho là nơi "lâm tặc" pha chế thuốc diệt cỏ để phun tàn phá rừng phòng hộ ở xã Điền Thượng, Bá Thước, giáp ranh với xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).

“Hạt Kiểm lâm Bá Thước đã báo cáo vụ việc này với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa, Huyện ủy, UBND huyện Bá Thước; đồng thời cung cấp thông tin, tài liệu cho Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Bá Thước vào cuộc xác minh, điều tra. Lãnh đạo đơn vị nhận trách nhiệm của mình và sẽ xử lý nghiêm cán bộ, kiểm lâm viên có liên quan đến vụ phá rừng này” - ông Ngợi nói.

Còn ông Phạm Văn Hồ - Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành (chủ rừng) - thừa nhận có vụ việc “lâm tặc” phun thuốc diệt cỏ phá rừng phòng hộ thuộc đơn vị quản lý. Đơn vị đã báo cáo vụ việc với cấp trên và đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa - Ông Lê Đức Giang -khẳng định sẽ xử lý nghiêm tập thể, cá nhân có liên quan đến vụ phá rừng, khai thác gỗ trái phép ở huyện Bá Thước và vùng giáp ranh.

Bị phun thuộc diệt cỏ, nhiều loại cây trong rừng phòng hộ chết trơ trụi.
Bị phun thuộc diệt cỏ, nhiều loại cây trong rừng phòng hộ chết trơ trụi. 

Ông Giang cũng đã yêu cầu Chi cục Kiểm lâm tỉnh làm rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước, thực thi pháp luật của các chủ rừng, chính quyền xã, UBND huyện, Hạt kiểm lâm huyện Bá Thước.

Đối với Hạt kiểm lâm Bá Thước, Chi cục kiểm lâm phải làm rõ có hay không việc cán bộ, lãnh đạo, kiểm lâm viên địa bàn để xảy ra phá rừng, khai thác gỗ trái phép tại xã Điền Hạ và Điền Thượng.

Phải làm rõ có hay không việc cán bộ, lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Bá Thước buông lỏng quản lý, thực thi pháp luật chưa nghiêm khi để xảy ra phá rừng trên địa bàn đơn vị quản lý.

Đồng thời, Giám đốc Sở NN&PTNT yêu cầu Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa phải làm rõ có hay không việc cán bộ, lãnh đạo, kiểm lâm viên địa bàn của Hạt Kiểm lâm Bá Thước móc ngoặc với “lâm tặc” để phá rừng?

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.
Minh họa/INT

Truy lùng quốc tế

GD&TĐ - Nga đang triển khai chiến dịch truy lùng ráo riết tại một số nước để bắt các nghi phạm liên quan vụ khủng bố đẫm máu tại Moscow.