Thanh Hóa: Dịch tả lợn châu Phi đang có nguy cơ loang rộng

GD&TĐ - Mặc dù tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc rất quyết liệt nhằm ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh này đã phát hiện và ghi nhận 8 xã của 2 huyện có dịch tả lợn châu Phi.

Lực lượng Thú y Thanh Hóa phun thuốc tiêu độc, khử trùng cho xe chở động vật tại Trạm kiểm dịch động vật Dốc Xây.
Lực lượng Thú y Thanh Hóa phun thuốc tiêu độc, khử trùng cho xe chở động vật tại Trạm kiểm dịch động vật Dốc Xây.

Ngày 14/3, thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa cho biết, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 2 huyện ghi nhận dịch tả lợn châu Phi. Trong đó, huyện Yên Định có 3 xã, huyện Thiệu Hóa có 5 xã đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi.

Trước đó, ngày 12/3, Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa nhận được thông tin có lợn chết bất thường tại 2 xã Định Bình và Định Thành (Yên Định). Chi cục đã cử ngay cán bộ Thú y xuống phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tiêu hủy đàn lợn có con nuôi ốm, chết; đồng thời, lấy mẫu và gửi đi xét nghiệm và khẩn trương thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh.

Đến chiều ngày 13/3, kết quả xét nghiệm cho thấy, mẫu bệnh phẩm của lợn tại 2 xã Định Bình, Định Thành dương tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, UBND tỉnh đã công bố trên địa bàn tỉnh có thêm 2 xã xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 8 xã thuộc 2 huyện xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, gồm: Định Long, Định Bình, Định Thành (Yên Định); Thiệu Phúc, Thiệu Long, Thiệu Công, Thiệu Tiến, Thiệu Trung (Thiệu Hóa).

Ngoài các địa phương nêu trên đã công bố xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, hiện nay còn có 3 xã: Thiệu Vũ, Thiệu Thành, Thiệu Lý (Thiệu Hóa) nằm trong vùng uy hiếp và có nguy cơ bùng phát dịch tả lợn châu Phi, vì đã xuất hiện tình trạng lợn ốm, chết bất thường đã được tiêu hủy, đang chờ kết quả xét nghiệm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?