Thanh Hóa: Dân tập trung phản đối sáp nhập trường

GD&TĐ - Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc sáp nhập những trường học có quy mô nhỏ, huyện Quảng Xương tiến hành sáp nhập trường THCS Quảng Phúc với trường THCS Quảng Vọng. Không đồng ý việc sáp nhập trên, hàng trăm người dân đã tập trung gây sức ép, phản đối chính quyền địa phương.

Người dân tập trung phản đối việc sáp nhập trường trường THCS Quảng Phúc với trường THCS Quảng Vọng, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa)
Người dân tập trung phản đối việc sáp nhập trường trường THCS Quảng Phúc với trường THCS Quảng Vọng, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa)

Cụ thể, tối ngày 21, 22, 23/8, một bộ phận nhân dân (từ 100- 200 người) đã tổ chức thành đoàn đi cổ động từ thôn này sang thôn khác để lôi kéo bà con nhân dân phản đối việc sáp nhập trường. Trong các ngày 23, 24/8, một số người kéo đến trường THCS Quảng Phúc (cũ) và trụ sở UBND xã Quảng Phúc gây sức ép với UBND xã phản đối việc sáp nhập trường, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn xã Quảng Phúc.

Tại buổi họp báo chiều 25/8, ông Trần Thế Lưu - Phó chủ tịch UBND huyện Quảng Xương cho biết: Theo quy định của UBND tỉnh thì các trường THCS có quy mô dưới 8 lớp sẽ tiến hành sáp nhập với trường khác.

Hiện tại trường THCS Quảng Phúc có 5 lớp, dự báo đến năm 2020 có quy mô dưới 8 lớp. Chính vì thế, huyện đã tiến hành sáp nhập. Người dân phản đối việc sáp nhập trường với lý do: Học sinh đi học sang xã khác không an toàn, đi xa (học sinh xa nhất là khoảng 3,5 km)…

Theo dự báo, trong những ngày tới, chiều hướng sẽ có những diễn biến phức tạp, một bộ phận nhân dân, phụ huynh học sinh vẫn tìm mọi cách để gây áp lực, phản đối chủ trương sáp nhập trường.

Trước tình hình đó, UBND huyện đã báo cáo Ban thường vụ Huyện ủy cho ý kiến chỉ đạo, đồng thời tiếp tục chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đồng thuận; phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường trên địa bàn xã Quảng Phúc, Quảng Vọng tiếp tục tích cực chuẩn bị các điều kiện để khai giảng năm học mới 2017 – 2018; ngành chức năng phối hợp với UBND xã Quảng Phúc giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.

Bà Phạm Thị Hằng- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cũng cho biết thêm: Hiện nay, số lượng học sinh giảm, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Căn cứ vào các hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng đề án sáp nhập các trường ở các cấp.

Cho đến thời điểm hiện nay, việc sáp nhập trường đã được triển khai ở nhiều địa phương. Hầu hết chính quyền địa phương và nhân dân đồng thuận với việc này. Hiện nay, chính quyền địa phương đã có nhiều phương án giải quyết khó khăn cho học sinh, nguyện vọng của nhân dân sau khi sáp nhập.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.