Thấm nhuần, đồng thuận, tích cực thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Cụ thể hóa các nhiệm vụ giao tại Nghị quyết 29

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, ngay sau khi Trung ương ban hành Nghị quyết 29, Bộ GDĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Ủy ban quốc gia đổi mới GDĐT (tại Quyết định số 764/QĐ-TTg ngày 26/5/2014) do Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban; tham mưu với Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29 (Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014);

Bộ GDĐT đã ban hành và tổ chức triển khai nghiêm túc, hiệu quả Kế hoạch hành động của ngành thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT;

Đồng thời, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức biên soạn tài liệu phục vụ việc học tập Nghị quyết 29 cho các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục; tổ chức các hội nghị quán triệt Nghị quyết 29, Chương trình hành động của Chính phủ và Kế hoạch hành động của ngành đến các giám đốc sở GDĐT, các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và nhân viên trong toàn ngành.

Đến nay, về cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ngành Giáo dục đã thấm nhuần, đồng thuận và tích cực thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT theo tinh thần của Nghị quyết 29.

Các bộ, ngành đã cụ thể hóa các nhiệm vụ giao tại Nghị quyết 29 vào kế hoạch hành động của ngành và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc; 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành chương trình hành động, xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết 29, trong đó xác định những nhiệm vụ, giải pháp trong từng năm, từng giai đoạn để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.

Tại gần 42.000 cấp ủy đảng cơ sở giáo dục, công tác chỉ đạo triển khai Nghị quyết 29 được đẩy mạnh theo hướng vừa bám sát nghị quyết của Đảng, vừa chú trọng gắn với những vấn đề thực tiễn để đưa ra những chỉ đạo, điều hành kịp thời, phù hợp, góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhận thức về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT ở từng cơ sở giáo dục.

Một số kết quả bước đầu quan trọng

Ngành Giáo dục, LĐTBXH đã tập trung triển khai các nhóm nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 29, đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng đối với các mục tiêu cụ thể các bậc học:

Đối với giáo dục mầm non: Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2018 sửa đổi, bổ sung một số nội dung ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009.

Trong đó đã chỉ rõ các yêu cầu, nội dung, các hoạt động, phương pháp, hình thức, xác định rõ kết quả mong đợi về phát triển các lĩnh vực cho các lứa tuổi mầm non đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2017;

Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non; thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em diện phổ cập, đặc biệt là đối với các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết 29 của Trung ương.

Giáo dục phổ thông: Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Tăng cường các giải pháp nhằm chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập.

Giáo dục nghề nghiệp: Bộ LĐTBXH hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng các chương trình dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp.

Giáo dục đại học: Bộ GDĐT hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế; xây dựng một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế.

Việc dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt Nam ở nước ngoài: Trình Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1382/QĐ-TTg ngày 12/7/2016 phê duyệt Đề án Tăng cường dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài; Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.

Giáo dục thường xuyên: Bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống; bảo đảm xóa mù chữ bền vững; hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự học và giáo dục từ xa.

Việc xây dựng các đề án thuộc Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết 29 cơ bản đã hoàn thành. Tổng số có 18 đề án trong đó đã ban hành 10 đề án, trình Thủ tướng Chính phủ 01 đề án, chuyển thành văn bản hướng dẫn 01 đề án, ghép 01 đề án, dừng 02 đề án và đang triển khai 02 đề án. Các bộ, ngành, địa phương đang tập trung tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các đề án đã được ban hành.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.
Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.