Theo International Business Times, sau ba thập kỷ bùng nổ ngành công nghiệp khai thác than ở Trung Quốc, khu hầm mỏ bên dưới những ngôi làng và thị trấn phía bắc tỉnh Sơn Tây đang khiến hàng trăm nghìn người phải sơ tán do nhà bị sụt lún.
Bà Li Yonghua, 65 tuổi, đứng trước ngôi nhà bị hư hỏng tại khu vực sụt lún nằm cạnh một mỏ than ở làng Helin, ngoại ô thành phố Xiaoyi, tỉnh Sơn Tây.
Các thôn xóm tại làng Helin nằm bấp bênh trên sườn dốc của 100 hầm mỏ. Nhưng Helin chưa phải là trường hợp tồi tệ nhất. Chính quyền địa phương đang bắt đầu sơ tán cư dân ở một số vùng khác có nhiều nguy cơ rủi ro hơn.
"Khi chính phủ yêu cầu, chúng tôi sẽ vui lòng chuyển đi chỗ khác. Ở đây không an toàn nên những người có chút tiền đã tìm nơi sống mới tốt hơn. Thật đáng sợ nhưng chúng tôi không biết phải làm gì", Wang Junqi, người dân sống tại một khu chung cư với gia đình, cho biết. Bà Li Yonghua sử dụng thân cây để chống một bức tường nghiêng của ngôi nhà.
Công ty khai mỏ quốc doanh quy mô lớn thường di dời toàn bộ các ngôi làng trước khi công việc khai thác bắt đầu. Tuy nhiên, một số công ty tư nhân nhỏ hơn muốn kiếm lợi nhuận nhanh chóng nên chỉ đào bên dưới và xung quanh khu dân cư, khiến nền móng các ngôi làng trở nên mất ổn định. Những căn nhà bỏ hoang tại khu vực đất sụt lún của thị trấn Koukan, Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây.
19 "vùng thảm họa", kéo dài khắp 23 ngôi làng với 55 vụ sạt lở đất, 950 vết nứt trên mặt đất và 808 sự cố sập hầm mỏ. Tất cả xảy ra chỉ trong diện tích 13,25 km2. Khu nhà ở của công nhân bị bỏ hoang nằm cạnh mỏ than tại làng Yongdingzhuang, Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây.
Tính đến cuối năm 2014, khai thác than ở Trung Quốc gây ra 26.000 biến động địa chất, khiến 10.000 km2 diện tích đất bị ảnh hưởng. Các bức tường hư hỏng bên trong một ngôi nhà ở làng Yongdingzhuang.
Chính quyền tỉnh Sơn Tây ước tính việc khai thác than tiêu tốn 11,63 tỷ USD để khắc phục thiệt hại về môi trường. Xe tải đang đứng chờ để chở than bên ngoài khu mỏ ở vùng ngoại ô thành phố Xiaoyi, tỉnh Sơn Tây.
Trung Quốc đang khuyến khích các nhà đầu tư biến những địa điểm khai thác mỏ bỏ hoang thành nơi thực hiện dự án khai thác điện gió và điện Mặt Trời.
Lượng điện tạo ra từ năng lượng ánh sáng Mặt Trời hiện nay chỉ chiếm 0,6% tổng lượng điện của Trung Quốc, còn phong năng chiếm 3,6%.
Trung Quốc có kế hoạch di dời 655.000 người dân tỉnh Sơn Tây ra khỏi những khu vực khai thác khoáng sản không an toàn vào cuối năm 2017. Chi phí di dời ước tính khoảng 2,37 tỷ USD. Bà Gao Xiuzhen, 81 tuổi, ngồi trong ngôi nhà hư hỏng cạnh một mỏ than ở làng Yongdingzhuang.