Tỏi
Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virus gây bệnh. Tinh chất dịch tỏi có tính chống nấm, chống khuẩn, giảm viêm nhiễm, sát trùng, chúng cũng có tính kháng sinh tự nhiên nên sẽ giúp khắc phục khi bị trúng độc thức ăn mức độ nhẹ.
Tỏi có tính kháng sinh tự nhiên nên giúp khắc phục khi bị trúng độc thức ăn mức độ nhẹ.
Hàng ngày, nhai 2-3 tép tỏi tươi, ăn chung với cơm để cải thiện hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, ngăn chặn tiêu chảy. Bạn có thể thực hiện mẹo nhỏ khác nữa là dầu tỏi trộn với dầu đậu tương rồi thoa đều lên bụng cải thiện rối loạn tiêu hóa.
Gừng
Gừng sống có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, chặn nôn giúp tiêu hóa. Gừng nướng có vị cay ấm, chữa đau bụng lạnh dạ đi ngoài. Gừng khô có vị cay nóng, tính hàn. Khi bị ngộ độc thực phẩm có thể pha gừng uống cùng với trà nóng hoặc đặt vài lát gừng trong miệng giúp giảm buồn nôn.
Gừng có thể đun nước sôi với vài lát gừng tươi hoặc pha 1 muỗng canh bột gừng với nước nóng để uống cách nhau khoảng 3 - 4 giờ. Có thể cho bột gừng vào soda để dễ uống hơn hoặc có thể uống sang ngày kế tiếp.
Đậu xanh
Hạt đậu xanh có vị ngọt, hơi lạnh, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt. Khi bị ngộ độc, dùng đậu xanh nấu lấy nước uống để thanh lọc cơ thể, hỗ trợ đẩy các chất độc ra ngoài. Người bị ngộ độc có thể uống 400 – 600 ml nước đậu xanh/ngày để đạt hiệu quả thanh lọc tốt nhất.
Hạt đậu xanh có vị ngọt, hơi lạnh, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt.
Chanh
Chanh là nguồn vitamin C dồi dào, rất cần thiết cho hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, các chức năng của enzym có trong chanh giúp tăng cường hệ tiêu hóa, giảm độc tố toxin có trong thực phẩm. Phần lớn các ca ngộ độc thức ăn là do nhiễm khuẩn và nhiễm vi trùng, nước chanh có tính axit sẽ giúp tiêu diệt bớt các tác nhân này.
Khi trong tình trạng ngộ độc, bạn dùng cốt chanh pha cùng nước ấm uống thay nước thường, điều này giúp làm sạch dạ dày, kích thích hệ tiêu hóa đào thải và tăng cường lại hệ miễn dịch cho bản thân.
Rau má, húng quế, bạc hà, rau mùi
Những loại rau gia vị trên có đặc tính kháng khuẩn, làm bớt đi sự khó chịu ở bụng, làm mát gan và lợi tiểu. Do đó, người bị ngộ độc thực phẩm cần chế biến theo cách rửa sạch rau, giã nát và hòa với nước ấm uống nhiều lần trong ngày.
Người bị ngộ độc cần chú ý chế độ dinh dưỡng:
- Uống nhiều nước, nước chanh pha loãng, nước đậu xanh, trà gừng... để kích thích thải nhanh độc tố cũng như bù lại lượng nước thiếu hụt trong cơ thể.
Người bị ngộ độc thực phẩm cần phải cân nhắc chế độ dinh dưỡng cho hợp lý.
- Ăn các thức ăn mềm, lỏng, nấu nhạt nhưng đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế ăn các món chứa nhiều chất béo vì sẽ gây khó tiêu làm tình trạng nặng nề hơn.
- Trong thời gian bị ngộ độc, cố gắng ăn các thực phẩm rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh.
- Không nạp các thức uống có cồn, nước có gas trong khi bị ngộ độc.
- Không ăn thức ăn sống, nấu chưa chín kĩ.